Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đại diện cho những con người tốt khắp mọi miền đất nước, những nơi luôn đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước. Ảnh hưởng từ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhà văn viết về những con người đang ngày đêm cống hiến, hi sinh thầm lặng không thua kém những người lính ngoài chiến trường. Điều này được thể hiện rất rõ qua nhân vật anh thanh niên.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Hoàn cảnh sống và làm việc
Cũng giống như những người lao động khác trong tác phẩm, anh thanh niên được miêu tả làm những công việc vô cùng vất vả. Một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Công việc của anh thật gian khổ, thật vất vả. Anh “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”. Anh phải dậy vào lúc 1 giờ đêm, khi bên ngoài rét đến nỗi lúc vào lại không ngủ được”. Anh kể “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung” Lời kể ấy chứng tỏ anh đã nếm trải gian khổ để mà hoàn thành công việc.
Sự vất cả của công việc không phải là thử thách lớn nhất mà anh thanh niên phải đối mặt, bởi đó mới chỉ là những thiếu thốn về vật chất, cái mà làm con người ta sợ hơn cả là sự thiếu thốn về tinh thần. Ở đỉnh núi Yên Sơn heo hút, luôn luôn vắng bóng con người, anh thanh niên phải đối mặt với sự cô đơn đến tận cùng, đến mức “thèm người”. Chính những câu văn miêu tả sự thèm người của anh thanh niên mới đủ để làm bật những khó khăn anh thanh niên phải chịu đựng vượt xa những gì người thường có thể tưởng tượng. Bởi vậy mà anh khao khát được trò chuyện, được tâm sự chia sẻ, ở anh vừa có sức sống của tuổi trẻ, vừa có sự cô đơn ở một người từng trải.
Đức tính hi sinh, sẵn sàng làm tất cả để phục vụ đất nước.
Những năm 1970, đất nước ta chia thành hai miền Nam – Bắc, miền Nam chống giặc ngoại xâm, miền Bắc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hậu phương vững chắc. Những con người miền Bắc đang ngày đêm lao động, hơn ai hiết hiểu được nỗi đau của đồng bào miền Nam, và giá trị thật sự của những công việc mình làm. Anh thanh niên, một tuổi trẻ đang tràn đầy, một tính cách ôn hòa song cũng nhiều khát vọng, đã chấp nhận đánh đổi những khát vọng cá nhân để ở lại phục vụ đất nước. Nhân vật chính của chúng ta không có tên. Tác giả chỉ gọi đơn giản là “Anh thanh niên” kèm theo là một bản vẽ đơn sơ “tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”. Có lẽ đó cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, nó phù hợp với tính cách quên mình của anh. Anh hiểu được nhiệm vụ của anh là “Phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Được biết từ việc báo tin về một đám mây khô của anh mà bộ đội ta bắn rơi máy bay địch trên cầu Hàm Rồng, anh ” thấy thật hạnh phúc”. Thật đáng quý là anh đã tách mình ra khỏi những suy nghĩ tầm thường, cách sống tầm thường, không còn phải tính toán những ước mơ nhỏ bé, anh khao khát được cống hiến cho đất nước, được phục vụ Tổ quốc, được góp sức mình vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa còn lâu dài phía trước. Anh thanh niên chỉ là một con người bé nhỏ, một bông hoa bình thường trong ngàn vạn bông hoa khác nhưng lại biết cách tỏa sáng theo cách rất riêng.
Tìm hiểu thêm: Xuất sắc hay suất sắc mới là từ đúng chính tả tiếng Việt?
>>>>>Xem thêm: Các khóa học tiếng Nhật online tốt nhất bạn không thể bỏ qua
Vẻ đẹp của anh là vẻ đẹp của sự hi sinh thầm lặng, không mong chờ được báo đáp hay ca ngợi, chính nhờ khát khao được cống hiến đó đã giúp anh vượt qua hết những khó khăn vất vả trong cuộc sống mà không phải ai cũng thấu hiểu. Tuổi trẻ của anh, anh sẵn sàng từ bỏ cho tổ quốc. Anh thanh niên có lẽ chỉ là một trong rất nhiều người lao động khác vẫn đang âm thầm phục vụ đất nước. Như những câu thơ trong “ Mùa xuân nho nhỏ” từng viết:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Quả thật, đất nước gian lao nhưng đã sản sinh ra những con người anh hùng với những phẩm chất tốt đẹp, cho đến tận bây giờ vẫn đang được ca ngợi.
Tinh thần trách nhiệm với công việc
Công việc đo lường của anh thanh niên là một công việc tẻ nhạt, nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao. Vẻ đẹp đáng yêu ở anh thanh niên cũng là vẻ đẹp của con người mới đang hăng hái xây dựng đất nước. Vẻ đẹp mà người hoạ sĩ ví von “Thanh niên bây giờ lạ thật ! các anh chị cứ như con bướm” phải chăng đó là vẻ đẹp hồn nhiên muôn màu, có sức hấp dẫn của vẻ đẹp đa dạng và bất ngờ của thế hệ trẻ. Tác giả để anh thanh niên nói lên những suy nghĩ từ tiếng lòng tha thiết. Đó là những suy nghĩ sâu sắc, nghiêm túc về nghề nghiệp và về công việc. Với công việc, anh nghĩ “. . . Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được”. Đó là tình yêu nghề, sự gắn bó với nghề nghiệp, chỉ có tình yêu nghề sâu sắc mới giúp anh vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống.
Anh thanh niên không chỉ yêu nghề, mà với anh, đó là sự tự tôn của bản thân. Anh không thực hiện công việc một cách ép buộc, qua loa, mà bằng tất cả khối óc và con tim. Anh đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối khi thực hiện công việc mà nhà nước giao phó. Đó là một lối sống cao đẹp, ý thức được trách nhiệm của mình. Anh là một tri thức có lối ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương. Anh thanh niên thật đẹp sống với lí tưởng cao đẹp giữa non xanh lặng lẽ nhưng vẫn tự giác cống hiến cho quê hương đất nước. Sự tự ý thức này đã tạo nên một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo song cũng đầy tính kỉ luật, phép tắc. Đó chính là nền tảng của một đất nước đã vượt qua những gian lao của hàng nghìn năm liên tục bị xâm lược .
“Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm viết để ca ngợi người lao động, những người đang thầm lặng xây dựng tổ quốc, một nhiệm vụ cam go và quyết liệt không kém gì so với công cuộc bảo vệ tổ quốc. Họ cũng hi sinh rất nhiều, và đánh đổi rất nhiều, nhưng lại chưa được ca ngợi đúng với sự hi sinh của họ. Tác phẩm ra đời để thay mặt đất nước, gưi lời cảm ơn sâu sắc đến những người dân nhỏ bé, nhưng đã vẽ nên hình đất nước.
Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Thảo Nguyên