Ông đồ – Tiếng thở dài tiếc nuối cho một nền văn hoá truyền thống đang lụi tàn

Trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông đều mang nặng nỗi niềm hoài cổ, về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và “những người muôn năm cũ”. Hoài niệm của ông cũng là nỗi niềm của nhiều người và bức tranh bằng thơ về Ông Đồ vẫn sẽ còn tồn tại với thời gian.

Bạn đang đọc: Ông đồ – Tiếng thở dài tiếc nuối cho một nền văn hoá truyền thống đang lụi tàn

Ông đồ - Tiếng thở dài tiếc nuối cho một nền văn hoá truyền thống đang lụi tàn

1. Ngược dòng kí ức đi tìm vẻ đẹp xưa

Trước dòng thời gian đi tìm về với những nét truyền thống văn hóa của dân tộc, ta không khỏi tự hào với những nét đẹp không phai mờ trong dòng chảy của cuộc sống. Song, không thể phủ nhận những truyền thống của dân tộc đang bị thay thế bởi những văn hóa hiện đại khác. Bài thơ “ông đồ” là một trong tác phẩm cố gắng níu giữ lại những văn hóa truyền thống của dân tộc:

Mỗi năm hoa đào nở 

Lại thấy ông đồ già 

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời hoàng kim, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Phong tuch xin chữ đầu năm là truyền thống của dân tộc ta, thể hiện tấm lòng yêu cái đẹp và sự hiếu học. Thời nho học đang thịnh, nghệ thuật thư pháp rất được coi trọng, chơi chữ là một thú vui tao nhã. Con chữ của người tài hoa có thể thể hiện được cả tài năng, tâm trạng lẫn đạo đức phẩm chất của người cho chữ. 

Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua. Khổ thơ trên thể hiện không gian làm việc của ông đồ, mang màu sắc tươi vui, gợi về những ngày đã qua, một không khí xuân tươi tràn ngập ánh sáng, sự đối lập giữa sắc đen của mực, và sắc đỏ của giấy như tạo nên một bản giao hưởng của thiên nhiên mùa xuân, mở ra những ý thơ tiếp theo:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Đây là khổ thơ miêu tả tài năng của ông đồ, tái hiện một cảnh sinh hoạt vui tươi, từ màu sắc cho tới cảnh náo nức, nhộn nhịp. Tâm trạng của tác giả như hân hoan vui sướng khi ngợi ca một vẻ đẹp truyền thống. Những người viết chữ đẹp ngày xưa được coi như những bậc anh tài, được kính trọng, tất cả đều nghiêng mình trước tài năng của họ. Trong câu thơ có thể thấy, ông đồ là một người tài hoa với khả năng viết chữ phi thường. Việc sử dụng thành ngữ “ phượng múa, rồng bay” đã thể hiện rất rõ tài năng đó. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Cũng giống như Huấn Cao trong “chữ người tử tù” con chữ được ca ngợi như  một vật báu khó tìm

Tìm hiểu thêm: Khác máu tanh lòng nghĩa là gì?

Ông đồ - Tiếng thở dài tiếc nuối cho một nền văn hoá truyền thống đang lụi tàn

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Vịt con xấu xí

1. Di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn.

Thời hoàng kim của ông đồ không dài, bất cứ nét đẹp nào cũng phải gục ngã trước những biến đổi mạnh mẽ của xã hội:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Câu thơ miêu tả sự chuyển động chóng vánh của thời gian, số từ mỗi năm thể hiện sự vận động không ngừng của cuộc sống, đồng thời thể hiện niềm thương xót khi chứng kiến dòng người xin chữ mỗi năm một ít, chứng minh cho sự thật một di tích văn hóa đang lụi tàn. Câu hỏi tu từ : “ Người thuê viết nay đâu” nghe thật xót xa, đau khổ. Những vật vô tri cũng cảm nhận được sự biến động đó mà buồn sầu theo, giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ. Nỗi buồn ấy không chỉ là nỗi buồn vắng khách, mà buồn tủi cho một nền văn hóa bị lãng quên trong thời hiện đại, đau xót nhưng không thể nào níu kéo. Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hoá giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn. Chỉ còn ông đồ cố gắng bám giữ với thư pháp:

Ông đồ vẫn ngồi đấy,

Qua đường không ai hay,

Lá vàng rơi trên giấy!

Ngoài giời mưa bụi bay.

Chính sự gắng gượng của ông đồ càng khẳng định nền văn hóa truyền thống đang lụi tàn. Sự có mặt của ông giờ đây lạc lõng, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người. Ông, cũng như chính thư pháp truyền thống đang nhạt dần trong lòng của những người dân nơi đây. Lá vàng và mưa bụi như lớp phủ của thời gian để đưa ông vào dĩ vãng. Nguyễn Bính cũng từng xót thương có một nền văn hóa đang lụi tàn như vậy:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Rõ ràng tất cả những thi sĩ thời ấy đều cảm nhận được quá khứ tươi đẹp với những phong tục truyền thống đang bị phai mờ trước sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa Tây phương.

3. Lời tiếc nuối

Đoạn thơ cuối là một câu hỏi đầy tiếc nuối:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Câu thơ vẽ nên sự tương phản cảnh như xưa, nhưng người lại khuất bóng. Đó là sự tương phản giữa dòng chảy bất tận của thời gian, và sự chững chân của con người khi không thể chiến thắng được những biến động không ngừng của cuộc sống. Vì vậy, đành phải để mặc hoa đào nở, để ở lại mãi mãi trong quá khứ. Sự biến mất của ông đồ đánh dấu sự biến mất của một văn hóa đẹp, người ta không còn xin chữ ngày tết, vị trí của ông đồ đã không còn. Ông đồ đã thực sự vắng bóng, đào vẫn khoe sắc hương, cảnh vật vẫn tuần hoàn theo quy luật tự nhiên nhưng ta không còn thấy sự xuất hiện của ông đồ nữa. Sự vắng bóng của ông khiến chúng ta không khỏi thương tiếc cho một giá trị tinh thần đã không còn tồn tại. Những con người trước đây từng thuê ông đồ viết câu đối, những người từng tôn trọng ông đồ nay đã hoàn toàn thay đổi.

Câu hỏi cuối là câu hỏi đầy chua xót, thảng thốt. Không ai trả lời vì không ai biết, hồn của dân tộc đang ở đâu, nó chỉ còn trong kí ức. Câu hỏi ấy buông vào không gian vô định, thời gian mênh mông. Vừa là niềm tiếc thương, vừa là cố gắng cuối cùng để tìm lại những văn hóa đã bị mai một.

“Ông đồ” là một trong những bài thơ thể hiện niềm xót xa sâu sắc của chính nhà thơ đối với sự vắng bóng của thư pháp truyền thống nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Lũy tre làng, cây đa bến nước, ông đồ, mái đình sân chùa là những cảnh vật biểu tượng cho một đất nước hàng ngàn năm văn hiến đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất. Thông qua bài thơ, nhà thơ đã thể hiện sự kính trọng của mình với nền văn hóa cũ, nhưng đẹp khôn cùng.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *