“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn Siêu)
Bạn đang đọc: Những tác phẩm hay nhất trong chủ nghĩa văn học hiện thực
Đây có thể được coi là tuyên ngôn của văn học hiện thực trước năm 1945. Chủ nghĩa văn học hiện thực ra đời với tôn chỉ văn học vị con người, phán ánh cuộc sống một cách chân thực và khách quan nhất; đôi khi quá tàn nhẫn. Các tác phẩm trong thời kì này dành nhiều tâm huyết để miêu tả cuộc sống bần cùng của người dân, đặc biệt là người nông dân đang sống kiếp nô lệ, phản ánh những tội ác của thực dân Pháp, những bước chân nặng nề của xã hội phong kiến đang chà đạp lên những kiếp người hèn mọn. Đây là chủ nghĩa văn học dám nói lên những sự thật tàn khốc trong cuộc sống, cũng là nơi tập hợp những áng văn rất đặc sắc có giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả.
1. Chí Phèo – Nam Cao
Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ ngay từ khi mới lọt lòng, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí Phèo làm tá điền cho nhà bá Kiến. Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng do bị bá Kiến ghen và hãm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí Phèo trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực cho bá Kiến. Những tưởng cuộc đời của hắn đã chấm dứt trong vũng máu của tuyệt vọng, sự xuất hiện của Thị Nở đã cứu rỗi tâm hồn của hắn, song đến cuối cùng vẫn không thể thoát được lưỡi hái của số phận.
Chí Phèo là tác phẩm kinh điển của văn học hiện thực, khi nổi bật lên được nỗi đau của người nông dân, mẫu thuẫn xã hội chủ yếu của xã hội, đặc biệt là hiện thực xã hội không có tình người, ngang nhiên cướp đoạt đi quyền làm người, quyền được sống và được lương thiện.
2. Tắt đèn – Ngô Tất Tố
Câu chuyện trong “Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng quê – làng Đông Xá dưới thời Pháp thuộc. Cổng làng bị đóng chặt. Bọn hào lí và lũ tay chân với roi song, dây thừng, tay thước, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sưu. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày. Chị Dậu tất tả ngược xuôi, phải bán đứt đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợ chồng Nghị Quế để trang trải ” món nợ nhà nước”. Lí trưởng làng Đông Xá bắt anh Dậu phải nộp suất sưu cho chú Hợi đã chết năm ngoái vì ” chết cũng không trốn được nợ nhà nước”
“Tắt đèn” là tác phẩm xuất sắc đập tan đi cái vẻ ngấm ngầm yên ả, nhưng bên trong đã mục ruỗng đến tận cốt lõi. Hiện thực Ngô Tất Tố chọn để phản ánh là cảnh quan lại bòn rút xương máu của nhân dân lao động, cuộc sống tù túng bần hàn của người nông dân.
4. Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng chọn cho mình một lối đi hoàn toàn riêng biệt, không trộn lẫn tuy cũng viết về chủ nghĩa hiện thực phê phán. iểu thuyết này kể về cuộc đời “may mắn” của Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ. Hắn là một đứa trẻ mồ côi. Cuộc sống nay đây mai đó, đầu đường xó chợ đã xây dựng cho hắn một bản tính lưu minh, tinh ranh và đê tiện. Kết truyện, hắn trở thành con rể của cụ cố Hồng và có một cánh cửa tương lai với tiền đồ rộng mở. Thế là, một kẻ lang bạt, vô giáo dục như Xuân Tóc Đỏ lại nghiễm nhiên trở thành một người có tầm ảnh hưởng lớn, trở thành anh hùng của dân tộc và được người người kính nể.
Tìm hiểu thêm: Thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước
Tác phẩm sử dụng ngòi bút trào phúng đặc sắc, đả kích mạnh mẽ xã hội Việt Nam thời kì hỗn loạn với những thứ văn hóa Tây phương không có sự tiếp thu chọn lọc. Thông qua tiếng cười châm biếm và sâu cay, tác phẩm đã làm nổi bật những trò hề của xã hội thời ấy.
5. Vỡ đê – Vũ Trọng Phụng
Vỡ đê phản ánh hiện thực trên một phạm vi khá rộng, từ thành thị đến nông thôn, song tập trung lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rét cơ cực… Một tác phẩm hiện thực phê phán của Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy lại những ngày tăm tối của dân tộc ta dưới ách thống trị của thực dân phong kiến trong giai đoạn trước 1945. “Vỡ đê” đề cập đến rất nhiều vấn đền, nhiều một cách đáng ngạc nhiên so với 25 chương ngắn bé. “Vỡ đê” nói về chuyện quan trường, tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, nói về những điều như cái giá của người phụ nữ trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến, nói về những điều phù phiếm của sự tân thời không đến nơi đến chốn…
6. Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều.
>>>>>Xem thêm: Hoàng tử chim hoàng yến – Truyện tranh VMonkey
“Sống chết mặc bay” lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú”, đại diện cho tầng lớp thống trị và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Đồng thời, “Sống chết mặc bay” cũng để thể hiện sự bất công trong xã hội hiện đại của Việt Nam ở thế kỷ 20
Nhìn chung, văn học theo khuynh hướng hiện thực có rất nhiều tác phẩm xuất sắc, bởi đây là thời kì hiện thực nước ta có nhiều thứ để phán ánh nhất, đau khổ nhất và cũng tuyệt vọng nhất. Chưa bao giờ con người trở nên rẻ rúng và bất hạnh như vậy, văn học thương cho những con người nhỏ bé ấy mà lên tiếng phê phán quan lại, xã hội đang thản nhiên chà đạp lên những người dân hiền lành, đó là điểm tựa cho ra đời chủ nghĩa văn học hiện thực phê phán.
Thảo Nguyên