Nhà thơ Thanh Thảo: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Thanh Thảo là một hồn thơ đặc biệt trong thi đàn Việt Nam, luôn trăn trở và mang tính triết lý sâu sắc. Thơ của ông khá khó hiểu, bởi mang nhiều sức gợi cũng như sức nặng về cả mặt nghệ thuật lẫn nội dung. “Những bài thơ của ông thường tạo ra rất nhiều “không gian rỗng” để người đọc bị cuốn vào câu chữ mà tham gia đồng sáng tạo với nhà thơ. Thơ Thanh Thảo thường mở ra nhiều trường liên tưởng khác nhau, tạo ra độ mờ nhoè về nghĩa. Và người đọc cũng rất “tự do” trong việc tiếp nhận bài thơ. 

Bạn đang đọc: Nhà thơ Thanh Thảo: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Vài nét về cuộc đời nhà thơ Thanh Thảo

Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công. Quê gốc: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ. Sau 1975, ông chuyên hoạt động văn học nghệ thuật. Hiện là Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi. Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An nình, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014.  Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.

Nhà thơ Thanh Thảo: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, không khó hiểu khi mà nhà thơ sớm bị ảnh hưởng bởi âm hưởng của thời đại, các tác phẩm của ông trước năm 1975 chủ yếu ca ngợi cuộc chiến anh hùng, vừa là tác phẩm, vừa là vũ khí. Xuất hiện vào cuối phong trào thơ chống Mỹ, với trường ca Những người đi tới biển và tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ (từng được Giải thưởng thơ Hội nhà văn Việt Nam 1979), thơ Thanh Thảo vừa có sự tiếp nối chắc chắn, khỏe và tươi trẻ của thơ trẻ chống Mỹ, vừa góp phần làm phong phú thêm dòng thơ này nhờ những chất liệu thẩm mỹ mới và một giọng điệu mới.

Sự nghiệp văn chương

Sự nghiệp văn học của nhà thơ Thanh Thảo có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn trước năm 1975 và sau năm 1975. 

Trước năm 1975, cũng như những nhà thơ khác Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy,… vào chiến trường, Thanh Thảo vừa tham gia chiến đấu vừa sáng tác văn họ. Hòa mình vào cuộc chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc, giành lại bằng được độc lập, tự do mà chúng ta đã bị mất vào tay quân địch, những bài thơ của ông cũng lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc Việt Nam, Vào chiến trường năm 1971, năm 1972 Thanh Thảo viết Thử nói về hạnh phúc. Bài thơ đến được tay Chế Lan Viên (người đang phụ trách trang thơ tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn) nhưng vì bài thơ có phần đau thương quá nên nhà thơ Chế Lan Viên chưa cho in. 

Trước năm 1975, nhà thơ Thanh Thảo không có nhiều tác phẩm, song, tất cả đồng nghiệp đều khẳng định, thơ của Thanh Thảo mang một dáng rất riêng. Vẫn là hiện thực đấy, vẫn là người lính ấy, song, là một người nghĩa khí, trung thực, yêu thiết tha quê hương đất nước và quý trọng vô ngần mạng sống của nhân dân, của đồng đội mình, Thanh Thảo đã chọn cho mình một giọng thơ trữ tình đằm thắm, giàu “chất thực” và “chất nghĩ”.

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh có hình Cây táo

Nhà thơ Thanh Thảo: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Sự tích dưa hấu

Sau năm 1975, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ càng phát triển rực rỡ, với hàng loạt những tác phẩm xuất sắc. . Ông được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Có thể kể đến các sáng tác như: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988).

Đặc biệt, bài thơ Đàn ghi ta của Lorca trong tập thơ Khối vuông ru-bích (1985) của ông đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Bài thơ được biên soạn vào giảng dạy trong chương trình văn học trung học phổ thông toàn quốc. Mặc dù không có tài liệu nào nói rằng Lor-ca (Federico Garcia Lorca) biết chơi đàn ghi-ta nhưng ông vẫn nổi tiếng với các bạn học sinh Việt Nam qua hình ảnh người nghệ sĩ.

Nhà thơ xuất sắc khi đóng góp nhiều tác phẩm thuộc thể loại trường ca, Sau trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo cho xuất bản tiếp các trường ca : Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Trể con ở Sơn Mỹ. Với những tập trường ca này, Thanh Thảo trở về lý giải cội nguồn sâu xa làm nên chiến thắng của dân tộc. Cũng trong giai đoạn này, khi chiến tranh đã lùi về xa, văn học có nhiệm vụ mới, khi cần phải đi sâu vào hiện thực, vào hồn người. Họ không còn là những chiến sĩ, mà trở về với hai từ nghệ thuật, tuy chiến tranh là một niềm cảm hứng lớn, song, nó phần nào làm mất đi cái tôi của người nghệ sĩ. Theo sự chuyển hướng của thời đại, các tác phẩm của ông lúc này cũng đi sâu khai thác chất người, cái đẹp tiềm tàng khuất lấp bên trong mỗi con người.

Phong cách sáng tác

Thiếu Mai từng nhận xét: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng. Đọc anh, dù chỉ mới một lần, thấy ngay dáng ấy… Thơ Thanh Thảo có khả năng gợi dậy những suy nghĩ của người đọc bởi vì thơ ấy là thơ của một tâm hồn giàu suy tưởng, giàu trí tuệ” Nhận định này đã bao hàm hết được phong cách sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo, một hồn thơ có khả năng “khơi gợi một vùng ánh sáng động đậy” xung quanh tác phẩm của mình. Thơ Thanh Thảo cực giàu sức gợi, khi ngôn từ của ông bao giờ cũng vượt khỏi giới hạn thông thường. Thơ Thanh Thảo mang trong mình nỗi suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. Ông luôn cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do. Thơ Thanh Thảo xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng.

Tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác thơ Thanh Thảo chính là bài thơ đàn ghi ta của Lorca, một bài thơ rất khó để cảm thụ bởi nội dung vừa nằm sâu dưới lớp ngôn từ, lại vừa vượt ra khỏi dung lượng của một bài thơ. Mượn hình ảnh của đàn ghi ta để ca ngợi một con người lỗi lạc, nhưng nếu không chú ý và có khả năng phân tích, thì hiếm ai hiểu hết vẻ đẹp của nó.

Thanh Thảo đã gây được nét riêng của mình trên thi đàn Việt Nam, Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo và đặc biệt đậm chất suy tưởng.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *