Kim Lân – Nhà văn của làng quê đồng ruộng

Kim Lân, nhà văn của những trang sách đong đầy âm hưởng của vùng quê Bắc bộ. Nhà văn Nguyễn Khải – cây bút sung sức và có thành tựu lớn của văn học đương đại, đã từng nhận xét đầy thán phục:

Bạn đang đọc: Kim Lân – Nhà văn của làng quê đồng ruộng

“Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này, viết lách được cái gì, thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn”. Nhà văn Nguyễn Khải đã vô cùng ngạc nhiên: “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”. Có thể thấy nhà văn Kim Lân là một cây bút tuyệt diệu, tài hoa, những tác phẩm ông để lại cho đời là rất ít song tác phẩm nào cũng được liệt kê vào hàng kinh điển của văn học Việt Nam trong đó phải kể đến “làng” và “vợ nhặt”. Cuộc đời và sự nghiệp của ông còn nhiều điều cần nghiên cứu.

Kim Lân - Nhà văn của làng quê đồng ruộng

Kim Lân – Nhà văn gần gũi của làng quê đồng ruộng Việt Nam

Vài nét về cuộc đời nhà văn Kim Lân

Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007) là người quê gốc ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, nay đã thuộc Hà Nội. Đó chính là miền đất xưa gọi là Kinh Bắc. Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh,… vốn nổi tiếng là vùng văn vật, thi thư. Tuổi thơ của Kim Lân trải qua khá nhiều gian truân, cha đẻ của ông từng có hai đời vợ, người vợ cả mất sớm, người cha đi thêm bước nữa nhưng vì người này không sinh được con nên cha ông lại lấy thêm người vợ ba.

Người vợ ba sinh được hai đứa con trong đó có Kim Lân, không chỉ mang mặc cảm con vợ lẽ nhà văn còn mang nỗi niềm con của người dân ngụ cư vì mẹ ông là dân Hải Phòng. Nhà văn Kim Lân chỉ học được hết tiểu học là phải tự đi làm để phụ giúp gia đình. Dù ra đời lúc còn rất nhỏ tuổi nhưng Kim Lân rất chịu khó và chăm chỉ, ông đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau để sinh sống như thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, … Tuy học không cao nhưng với tính chịu khó quan sát và suy ngẫm và được đi nhiều nơi nên ông đã hiểu rất rõ cuộc sống cơ cực, gian nan ở những vùng nông thôn, miền quê.

Năm 1941, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình với thể loại truyện ngắn và một số tác phẩm của ông đã được đăng trên các báo như: Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.

Sự nghiệp văn học

Kim Lân sáng tác không nhiều, có thể nói là rất ít song bất cứ tác phẩm nào của ông đều gây được tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam. Kim Lân tham gia tổ chức Văn hoá Cứu quốc từ năm 1944. Cách mạng và kháng chiến bùng nổ, ông làm phóng viên cho các báo của lực lượng vũ trang cách mạng như Chi lăng, Xông pha, Dân quân Việt Bắc.

Từ năm 1948, ông làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Truyện ngắn Làng xuất hiện trong thời gian này. Sau hoà bình 1954, nhà văn liên tục công tác ở các cơ quan văn nghệ như báo Văn nghệ, nhà xuất bản Văn học, nhà xuất bản Tác phẩm mới, Trường bồi dưỡng viết văn… cho đến khi nghỉ hưu. Vậy là, sáng tác coi như tạm dừng ở tuổi 50, nhưng nhà văn vẫn liên tục hoạt động trong lĩnh vực văn học, văn nghệ cho tới khi hoàn toàn “rửa tay, gác bút”. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Sự tích ngựa vằn

Kim Lân - Nhà văn của làng quê đồng ruộng

Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).

Các tác phẩm chính bao gồm:

–     Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn), 1955

–     Con chó xấu xí (tập truyện ngắn), 1962.

–     Kim Lân – Tuyển tập Kim Lân (Lữ Huy Ngôn tuyển chọn), NXB Văn học, 1996.

–     Kim Lân – Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2004.

–     Kim Lân – Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học, 2007, 2012.

Phong cách nghệ thuật

Kim Lân là nhà văn nổi tiếng với cách viết giản dị, chân phương. Một xứ Kinh bắc đã thổi vào nhà văn một hồn quê đậm chất Bắc Bộ, nét chân chất của người nông dân không phai mờ qua các tác phẩm của Kim Lân. Vì vậy, không quá khi nói rằng Kim Lân là nhà văn của làng quê, đồng ruộng. Kim Lân thành công rực rỡ với thể loại truyện ngắn, Hà Minh Đức trong Nhà văn nói về tác phẩm đã viết: “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc”.

Kim Lân - Nhà văn của làng quê đồng ruộng

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Trái tim của khỉ con

Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

Văn Kim Lân nhỏ nhẹ, chậm rãi, hóm hỉnh, giàu xúc cảm, đó là giọng văn đặc trưng cất lên từ những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm, ý nhị mà không kém phần hóm hỉnh sâu sắc.Giọng văn đó được kết tinh từ những nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của mảnh đất quê hương với hàng chục thú chơi, hàng trăm chùa chiền, hàng chục lễ hội đặc sắc. Giọng văn đó được hình thành từ gốc lúa nương dâu, từ phù sa con sông Đuống hiền hòa, thơ mộng, từ những người sống chân thật, giàu đạo lý làm người, giàu tình thương mến quê hương làng xóm. Tuy số lượng các tác phẩm khá khiêm tốn, nhưng nhiều sáng tác của Kim Lân lại khá mẫu mực đáng học tập.

Kim Lân có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, đa số các nhân vật của ông được thể hiện thông qua tâm lý. Kim Lân miêu tả quá trình đấu tranh, diễn biến trong suy nghĩ của nhân vật vô cùng suất sắc, thể hiện sự am hiểu của mình đối với những người nông dân. Văn phong giản dị nhưng giàu sức gợi, các chi tiết văn học vô cùng đặc sặc, gợi tả nhiều nội dung của tác phẩm.

Nhìn vào những tác phẩm của ông không ai nghĩ Kim Lân chỉ học hết cấp tiểu học. Nhà văn viết truyện không bằng kiến thức mà bằng sự trải đời, bằng cái tâm của một người làm nghệ thuật chân chính. Kim Lân đã để lại những di sản văn học vô cùng to lớn cho nhân dân về cả giá trị nghệ thuật lẫn nội dung.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *