Chiến tranh đã qua đi nhưng những gì nó để lại là những mất mát đau thương thì vẫn luôn còn hiện hữu. Chúng ta, những thế hệ sau không biết đến bom đạn, không biết đến máu lửa, vẫn cảm nhận rõ rệt sự tàn khốc của chiến tranh. Trong máu lửa bom rơi, thế hệ ông cha ta đã gan trường chiến đấu, không khuất phục để giữ bằng được độc lập tự do cho dân tộc. “Bài thơ tiểu đội xe không kính” ra đời trong chiến tranh, vừa lột tả chân thực hiện thực, vừa làm nổi bật được ý chí kiên cường của người lính cụ Hồ.
Bạn đang đọc: Giá trị hiện thực & chất lãng mạn trong “Bài thơ tiểu đội xe không kính”
m
u
o
Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Cô bé quàng khăn đỏ
>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Gấu con học xin lỗi – Hiền Bùi
Giá trị hiện thực
Nhà văn Thạch Lam đã từng nói: “Đối với tôi, văn chương không phải là tìm cách thoát li hay sự quên”. Văn chương, có thể nói không thể tách rời hiện thực đã sinh ra nó. Nhà văn đi lượm nhặt những hạt cát của hiện thực mà kết thành viên ngọc trai văn chương. Có thể nói, bất cứ tác phẩm văn học bất hủ nào cũng mang âm hưởng của thời đại thời điểm nó ra đời, và “bài thơ về tiểu đội xe không kính cũng không ngoại lệ”. Bức tranh hiện thực mà tác phẩm phản ánh đã là chiến tranh tàn khốc được thể hiện qua hình tượng những chiếc xe không kính.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Đây là câu thơ khá ngang về cả ý lẫn lời, giống như lời văn xuôi vì thiếu hẳn chất thơ. Cụm từ “không có kính” hiên ngang chiếm lĩnh hai đầu câu. Chiếc xe vốn có kính, đã có kính nhưng vì bom giật bom rung nên kính đã không còn. Một lời thơ nhẹ nhàng, có phần thật, triệt tiêu các đặc điểm vốn có của thơ, qua đó làm nổi bật lên được hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Chiến tranh tàn phá những chiếc xe, làm cho những chiếc xe bị biến dạng. Mở rộng ra, chiến tranh đã đem đến đau thương cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Những người lính của chúng ta đã phải chịu rất nhiều khó nhọc:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Hay
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Những khó khăn gian khổ mà người lính phải chịu đựng là vô cùng nguy hiểm. Những nguy hiểm đó đến từ chính thiên nhiên. Bụi và mưa là hai hình ảnh đặc trưng cho thời tiết khắc nghiệt. Việc phải lái xe trên những chiếc xe không có kính là một thử thách vô cùng lớn. Nhà thơ chỉ lướt qua hiện thực nhưng cũng đủ để làm nổi bật nó. Những người lính đã và đang chiến đấu với chiến tranh, bỏ ngoài tai mọi thiếu thốn để có thể tiến về phía trước. Chiến tranh là một nỗi buồn lớn của toàn thể dân tộc, nhà thơ Bùi Trung Tĩnh đã từng viết:
Những bình minh rớm máu
Những hoàng hôn nghĩa trang
Những ruộng đồng thi thể
Những núi đồi thịt xương
Quả thật, chứng kiến hiện thực ấy không ai là không xót xa!
Chất lãng mạn
Nếu như giá trị hiện thực được thể hiện qua những chiếc xe bị tàn phá, những thử thách đến từ thiên nhiên và chiến tranh thì chất lãng mạn được thể hiện qua vẻ đẹp của người lính cũng như cách họ đối diện với thử thách. Chất lãng mạn tựa như một chút đường hòa vào trong cốc nước đã mặn mòi chất muối của hiện thực, để người đọc càng uống lại càng say. Nhà thơ tập trung nhiều hơn vào chất lãng mạn thay vì hiện thực. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng, tự tin, và tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhà thơ sử dụng phép đảo ngữ đưa tính từ “ung dung” lên trước để làm nổi bật lên tư thế tự tin không sợ kẻ thù của những người lính. Câu thơ sử dụng nhiều thanh ngang để tạo cảm giác vô lo, vô nghĩ, ngang tàng và bất khuất. Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn của những người lính để miêu tả vẻ đẹp của họ, bởi đây là đặc điểm thể hiện rõ nhất sự dũng cảm của họ. Cái nhìn của người lính trong tiểu đội xe không kính là cái nhìn ung dung, bình thản, tập trung cao độ. Mặc dù xe không kính như thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh, tự tin để ra tiền tuyến, vẫn có cái nhìn ngạo mạn trước hiểm nguy. Người lái xe không kính thật bản lĩnh. Lòng căm thù giặc đã giúp họ vững vàng tay lái để đưa tiểu đội ra tiền tuyến. Tình yêu Tổ quốc đã làm người chiến sĩ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh. Ý chí chiến đấu đã làm người lính lái xe không cảm thấy vất vả khi xe không có kính.
Cách nhìn của những người lính cũng rất đặc biệt, thiên nhiên qua con mắt của họ bỗng nhiên trở nên lãng mạn đến lạ kì:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Những câu thơ diễn tả tốc độ của những chiếc xe, nhịp thơ nhanh và gấp gáp. Nhà thơ sử dụng nhiều tính từ mạnh diễn tả sự nhanh chóng như “đột ngột”, “sa”, “ùa” để có thể làm nổi bật một cách rõ rệt nhất tốc độ của nó. Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đạp vào trong buồng lái. Song, quan trọng hơn là các anh có được cảm giác như bay lên, hoà mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính.
Giọng thơ hóm hỉnh coi thử thách nhẹ tựa mây bay đã phần nào làm bật nên được tư thế tự do tự tại, ung dung của người lính.
Chất lãng mạn còn được thể hiện qua tinh thần lạc quan yêu đời, yêu quê hương của những người lính. Những câu thơ được viết ra rất thản nhiên:
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Hay:
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Giọng thơ mang đậm chất trào phúng hóm hỉnh, giữ nguyên được nét hồn nhiên của những người lính. Giữa hoàn cảnh khó khăn gian khổ, họ nói về nó một cách thật nhẹ nhàng. Nhà thơ khai thác triệt để tính tương phản giữa hoàn cảnh và thái độ. Hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng thái độ thì thản nhiên, ngang tàng. Phạm Tiến Duật đã tìm được ngôn ngữ riêng của họ để đưa vào bài thơ, không cần câu nệ vần điệu, câu chữ, cú pháp cổ điển mà lấy nhịp điệu của ngôn ngữ đời thường để phản ánh đúng suy nghĩ lời nói của những người lính. Đó là những người lính với tinh thần:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Nhà thơ đã làm nổi bật được tình đồng chí đồng đội của những người lính – một vẻ đẹp lãng mạn nhất mà một nhà thơ có thể tìm được:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí. Những chiếc xe được lãng mạn hóa, thiếu thốn của những chiếc xe nay lại trở thành ưu điểm đưa những người lính lại gần với nhau hơn. Để từ tình cảm nhỏ, nó phát triển thành tình cảm lớn:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chủ cần trong xe có một trái tim.
Đây là lời khẳng định cho tình yêu quê hương bất diệt của những người dân Việt Nam.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Qua tác phẩm trên, người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về người lính cụ Hồ, để ta thêm yêu hơn, kính nể hơn những con người đã làm nên đất nước.
Thảo Nguyên