Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

Nguyễn Khuyến là người đã có công đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, làng quê, với đời sống thường nhật của người dân đói nghèo, lam lũ…, tạo nên những sáng tác giàu tính cách tân và có giá trị lâu bền trong đời sống văn hoá dân tộc. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Có rất nhiều nhà thơ tả cảnh làng quê, nhưng tác phẩm của Nguyễn Khuyến là nổi bật nhất. Đặc biệt thiên nhiên trong “Thu điếu” được cho là đỉnh cao trong văn học Việt Nam.

Bạn đang đọc: Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

“Thu điếu” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, mang đậm thi pháp thời cổ, mùa thu hiện lên với đầy đủ nét đạo mạo cũng như sự bình dị của nông thôn Việt Nam. Hai câu đầu là những nét chấm phá đầu tiên về miền quê bắc bộ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Tìm hiểu thêm: Hai chú dê qua cầu – Truyện tranh VMonkey

Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

>>>>>Xem thêm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài

Nhà thơ chọn hình ảnh ao thu là sự vật đầu tiên được miêu tả. Mùa thu ở miền Bắc được đặc trưng bởi cái se lạnh của sáng sớm, là sự dung hòa giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ở đây nhà thơ sử dụng tính từ “lạnh lẽo” là vừa đủ để miêu tả cái lạnh của thu, se se lạnh. Ngoài ra tính từ “lạnh lẽo ở đây cũng nhằm miêu tả sự trống vắng của cảnh vật, ao thu tĩnh mịch không người qua lại. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao.

Trên ao thu lạnh lẽo, xuất hiện hình ảnh của một con thuyền:

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Thuyền là hình ảnh đặc trưng cho miền quê Bắc Bộ, hình ảnh của một con thuyền chơi vơi trên chiếc ao nhỉ bé vừa gọi tả về sự yên bình, đồng thời càng thu hẹp không gian với sự cô đơn. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và  trong tận đáy. 

Hai câu thơ thể hiện khả năng sử dụng từ đỉnh cao của nhà thơ, khi khiến ta ngỡ như câu thơ đang mở ra một khoảng không vô tận, khi lại thấy không gian ngày càng thu hẹp và nỗi cô đơn ngập tràn. Nhà thơ chỉ lựa chọn một vài hình ảnh đặc trưng của mùa thu để miêu tả:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Các tính từ được sử dụng đều chỉ sắc thái tĩnh lặng, dường như mọi âm thanh dù là nhỏ bé nhất cũng được thu vào trong đôi tai sắc bén của nhà thơ. Câu thơ tác động vào cả thị giác lẫn xúc giác. Hình ảnh sóng biếc mập mờ trong làn sương như vẽ ra cảnh thu lắng đọng, thơ mộng, đồng thời khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh trong chính làn hơi đó. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao.

Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc” , ‘tí’ , “vàng”, “khẽ”, “vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng. Hình ảnh lá vàng là đặc trưng cho mùa thu, Xuân Diệu đã có những câu thơ:

Đây mùa thu tới! Mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng

Nay lại xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến như một nét chấm phá đặc biệt

Hai câu thơ tiếp theo tiếp tục miêu tả cảnh thu vắng lặng và không kém phần đẹp đẽ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Điểm nhìn của nhà thơ thay đổi liên tục khi gần khi xa để có thể thu vào tầm mắt trọn vẹn cảnh thu hữu tình. Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Chính nhà thơ cũng từng viết:

Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

Nhà thơ đã rất thành công khi miêu tả mùa thu Bắc Bộ với cảm thức của một thi sĩ, thu nhìn qua con mắt thi nhân không mang vẻ tầm thường của nhân thế mà tựa như thiên đường chốn bồng lai tiên cảnh.

Hai câu thơ cuối, hình ảnh con người xuất hiện:

Tựa gối ôm, cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Mùa thu câu cá, chẳng còn thú vui nào tao nhã hơn như thế. Vẫn không gian vô cùng tĩnh mịch, có thể nghe được cá tiếng cá động dưới hồ ao đã làm nổi bật lên được sự cô đơn trống vắng của chính thi sĩ. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu.

Trong cái cô đơn tĩnh mịch ấy, ta lắng nghe được âm thanh của cuộc sống yên bình, âm thanh bình yên trong tâm hồn của kẻ đang câu cá, không thế sự, không lao xao chốn quan trường. Người và cảnh như hòa làm một, như thể có một sợi dây kết nối đặc biệt mà chỉ có thi sĩ mới có thể cảm nhận được.

Quả không sai khi cho rằng, Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọng lại trong những vần thơ là hơi thở của cuộc sống Bắc Bộ, đẹp nao lòng và tràn đầy tình ý. Nguyễn Khuyến đã làm sống dậy chất thơ trong hồn thiên nhiên.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *