Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương, sách “Văn học trung đại Việt Nam” của Lê Trí Viễn có viết: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường”
Bạn đang đọc: Thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước
Ở thơ của Hồ Xuân Hương mang âm sắc vô cùng khác biệt, một cái tôi ngông cuồng muốn phá tan mọi rào cản của xã hội phong kiến để cất cao tiếng nói của bản năng và tính cách. Là một người phụ nữ, hơn ai hết bà hiểu rất rõ thân phận bèo bọt của họ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Hình ảnh của người phụ nữ được khắc họa rất rõ nét trong bánh trôi nước
“Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”
Vẻ đẹp của người phụ nữ
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa bị gò bó bởi rất nhiều hà khắc, họ mất đi hoàn toàn tiếng nói của mình. Song thật ngạc nhiên khi họ vẫn giữ cho mình vẻ đẹp sáng ngần của tâm hồn. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên vẻ đẹp đó:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Mở đầu bằng đại từ nhân xưng “thân em”, vừa diễn tả được sự tự hào về bản thể của mình, đồng thời thể hiện cảm hứng tự thương của người phụ nữ khi xưa đã từng được thể hiện trong những câu ca dao:
“Thân em như củ ấu gai.
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”
Hay:
“Thân em như đoá hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa”
Ở một bộ phận trong chùm ca dao than thân viết về người phụ nữ, luôn dành những hình ảnh đẹp nhất, thanh cao nhất để so sánh với tâm hồn của họ. Hồ Xuân Hương cũng vậy, chỉ với một câu thơ nhưng nhà thơ đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng nhà thơ Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như tâm của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và không vướng bụi trần.
Tìm hiểu thêm: Một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt trong Vội vàng
>>>>>Xem thêm: Bước đường cùng – Chủ nghĩa hiện thực phê phán đặc sắc
Không sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa, thi sĩ chọn cho mình chiếc bánh trôi nước, hình ảnh thể hiện rất rõ vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa, tính từ “trắng” đã làm nổi bật nên vẻ đẹp ấy một cách hoàn chỉnh và chân thực nhất.
Vẻ đẹp của người phụ nữ được thể hiện rõ hơn qua câu thơ:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Trong tất cả các phẩm chất, thi nhân chỉ chọn tấm lòng thủy chung son sắc để miêu tả và khắc họa, bởi đây là phẩm chất điển hình nhất, hi sinh và cao thượng nhất ở người phụ nữ. Họ phải chịu cảnh ghẻ lạnh:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không” (Lấy chồng chung)
Ấy vậy mà vẫn luôn chung thủy một lòng:
“Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,
Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.
Ra ngoài giúp nước, giúp non,
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.”
Câu thơ của Hồ Xuân Hương một lần nữa khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu đó. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù… mà em vẫn giữ… chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Câu thơ là lời khẳng định đầy đanh thép cho vẻ đẹp “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Thân phận của người phụ nữ
Bài thơ là sự đi lại liên tục giữa số phận của người phụ nữ và vẻ đẹp của họ. Càng làm bật lên sự thống khổ của người phụ nữ, ta càng càm thấy thêm trân quý vẻ đẹp lẩn khuất hi sinh thầm lặng của họ. Có thể nói đây là nghệ thuật đòn bẩy mà nhà thơ đã sử dụng. Ta không thể không đau xót khi đọc câu thơ:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Mượn cách nấu bánh trôi nước để nói về thân phận người phụ nữ, nhà thơ đã khát quát được cuộc đời truân chuyên của những người phụ nữ. Không phải ngẫu nhiên mà ca dao xưa có câu:
“Thân em như giếp giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.”
Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này được sử dụng đối lập với cụm từ “vừa trắng lại vừa tròn” ở câu thơ đầu tiên để tăng sự đối lập, qua đó làm tăng tiến hơn nữa thân phận của người phụ nữ. Họ không biết được số phận của mình sẽ như thế nào, câu thơ diễn tả khoảng không vô tận trong tâm hồn người phụ nữ vì họ không được quyết định số phận của mình. Câu thơ tiếp theo càng khiến ta thêm xót xa:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ có cái tôi đầy ngông cuồng và phá cách, song câu thơ ta lại chỉ nghe tiếng thở dài. Thở dài cho một phận đời bèo bọt nổi trôi, cho vẻ đẹp bị bào mòn và che lấp. Người phụ nữ không còn cách nào khác ngoài việc để mặc cho người khác quyết định hạnh phúc của mình. biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế.
Chỉ vẻn vẹn bốn câu thơ, nhưng Hồ Xuân Hương đã thật tài tình khi khắc họa được cả thân phận người phụ nữ cũng như vẻ đẹp của mình. Bằng sự trải nghiệm của mình, nhà thơ đã làm sống dậy trong người đọc lòng xót thương cho những người phụ nữ thời phong kiến.
Thảo Nguyên