Macxim Gorki đã từng nói: “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích…, thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sư phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra.”
Bạn đang đọc: Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ
Đằng sau mỗi câu chuyện cổ tích tưởng chừng như rất giản dị và bình thường, lại luôn chứa những bài học nhân sinh vô cùng to lớn. Truyện viết cho trẻ em, nhưng lại đặt ra những triết lí cho người lớn. Truyện Cô bé quàng khăn đỏ cũng không ngoại lệ. Tuy rất phổ biến song không phải ai cũng có thể hiểu được những ý nghĩa ẩn sâu sau câu chuyện
Đọc truyện: Cô bé quàng khăn đỏ
Vài dòng về tác phẩm Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xưa có cô bé quàng khăn đỏ có bản tính ham chơi. Có lần, bà ngoại cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ nguy hiểm. Cô bé quàng khăn đỏ lên đường nhưng vì quá ham chơi nên quên mất lời mẹ dặn nên đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói. Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến nhà bà ngoại cô bé và ăn thịt bà cô bé. Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói mặc đồ của bà và nằm lên giường chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói đã nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi được bữa no nê, sói lăn ra ngủ. Đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường thì đã giết sói, cứu bà cháu cô bé quàng khăn đỏ. Hai bà cháu hạnh phúc, đoàn tụ bên nhau.
Một câu chuyện giản dị như dòng suối ngọt ngào, đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.
Xem thêm: Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt
Ý nghĩa và bài học từ truyện cô bé quàng khăn đỏ
Nguyễn Minh Châu từng có những nhận xét: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người. Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người.” Truyện cổ tích, không nằm ngoài thiên chức cao của văn học, vẫn luôn hướng về mong muốn hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của con người. Cô bé quàng khăn đỏ cũng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa và bài học nhân sinh mà không phải ai cũng biết
Bài học về sự tinh vi của cái ác
Trong câu chuyện, hình ảnh con sói già tượng trưng cho cái ác, phe phản diện. Nó đã rất tinh ranh khi hóa trang thành người bà của cô bé. Kế hoạch của con sói được lên rất kĩ càng và chi tiết, đồng thời với việc thành công trả lời tất cả những câu hỏi của cô bé, nó đã chứng tỏ sự sành sỏi cũng như trí thông minh của mình. Tội các này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong qua khứ nên con sói mới có đủ sự tinh ranh để lừa cô bé.
Cũng giống như sự hiện thân của cái ác trong cuộc sống. Rất khó phát hiện, bởi nó có thể tồn tại ngay trong những sự vật hiện tượng gần gũi nhất, dễ dàng biến hóa khiến cho con người mất cảnh giác. Trongcâu chuyện, cái ác đã giả dạnh thành người bà, điều đó chứng tỏ những điều xấu lại rất dễ ngụy trang thành cái thiện lương, song vẫn không thể nào che dấu đi bản chất thật sự của nó, và không phải ai cũng đủ thông minh để nhìn ra chân tướng của sự việc.
Tìm hiểu thêm: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác để hại người. Ở đây sói đã lợi dụng cô bé ngây thơ để khai thác các thông tin và làm việc xấu. Khi sói đói bụng không tìm được cho mình thức ăn đành ăn thịt bà và cô bé còn biểu trưng cho những con người thích hưởng thụ nhưng không thích làm việc. Đây là một thói xấu đáng chê trách
Bóng tối dễ len lỏi, dễ tồn tại theo cách rất tinh vi. Sói đã thành công hoàn hảo trong việc lừa dối cô bé, ngoài cuộc sống, cái ác cũng như thế, khó phát hiện và cực kì xảo trá. Bản thân mỗi người cần phải hết sức tỉnh táo để phân biệt xấu – ác, phải – trái, trắng – đen để không bị lừa dối dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Xem thêm: Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế – Ăn khế trả vàng
Bài học về niềm tin tất thắng của cái thiện
Đại diện cho cái thiện trong tác phẩm chính là người thợ săn, xuất hiện ở những tình tiết cuối cùng để cứu giúp cô bé. Ta có thể thấy, cái ác dẫu cực kì mạnh mẽ và tinh vi, cũng không thể thắng được vài phút xuất hiện của cái thiện. Điều đó thể hiện mong muốn mãnh liệt của nhân dân vào sự chiến thắng cuối cùng của sự thiện lương trong tâm hồn con người.
Câu chuyện muốn truyền tải thông điệp, sự xuất hiện của những điều xấu xa rất mạnh mẽ, được phủ rất nhiều lớp bọc, song cái đẹp, cái chân thiện mĩ thì đơn giản hơn rất nhiều, không có nhiều từ ngữ để miêu tả về bác thợ săn, cũng như người bà của cô bé, họ là những người bình thương, làm những hành động cũng bình thường, song sự ảnh hưởng của những hành động đó lại vô cùng to lớn. Bởi cái thiện không cần đến sự giải thích, nó tồn tại ngay trong niềm tin và luôn biết cách xuất hiện đúng lúc để đẩy lùi cái xấu, mạnh mẽ đến độ có thể tái sinh lại cuộc đời. Những người có lối sống bất chính, lười lao động và luôn muốn hưởng thành quả sẵn đều sẽ phải thất thế trước người tốt. Cụ thể trong câu chuyện, sói giá đã phải bỏ mạng trước nòng súng của bác thợ săn. Chuyện cổ tích này cũng là nguồn động lực cổ vũ bé chăm chỉ học tập, rèn luyện, không lười biếng.
>>>>>Xem thêm: 7 Mẹo Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả Nhất Ai Cũng Làm Được
Tác giả của câu chuyện khẳng định sự lụi tàn của kẻ xấu trước sự xuất hiện của người tốt, như một chân lý muôn thuở không thể thay đổi
Xem thêm: Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Tấm Cám
Lời cảnh tỉnh cho những bậc làm cha mẹ
Trẻ con là đối tượng rất dễ bị dụ dỗ. Bởi vậy mà cha mẹ luôn lo sợ khi bé ra ngoài một mình. Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ là bài học quý giá cho bé yêu phải lễ phép, nghe lời cha mẹ. Đặc biệt, trẻ con không được cãi lời cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo.
Nếu không ngoan ngoãn, hậu quả nhận được thật khó lường. Giống như cô bé trong câu chuyện cổ tích. Do cô bé làm trái lời mẹ dặn không được la cà trong rừng đã khiến cô phải đối diện với nguy hiểm, sự xâm hại của kẻ xấu. Hậu họa là cô bé và cả người bà của mình đã bị sói già nuốt chửng vào bụng.
Cha mẹ cần phải dạy con phân biệt người tốt, người xấu. Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ là bài học kinh nghiệm sống cho bé và cũng là lời cảnh tỉnh cho cha mẹ. Phụ huynh cần phải chỉ dạy cho bé cách để phân biệt người tốt và người xấu. Bên cạnh đó, cách xử lý khi gặp kẻ xấu như thế nào để bảo vệ bản thân cũng rất cần thiết cho trẻ.
Câu chuyện đơn giản rằng nếu bé biết cảnh giác, không tiếp xúc với người lạ chắc chắn sẽ không bị sói già gian ác nắm được mục đích của chuyến đi để làm điều ác. Cô bé cũng nên cẩn thận khi nhận ra sự khác thường của người bà để có được những quyết định tránh xa tốt hơn cho bản thân. Qua câu truyện Cô bé quàng khăn đỏ đã đem lại bài học đáng giá cho các bé nhỏ và những lời nhắc nhở cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ. Cô bé quàng khăn đỏ còn được coi là một cẩm nang để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ. Thực tế không đúng khi bị sói nuốt vào bụng thì không thể sống lại được tuy nhiên câu truyện cho cô bé được cứu sống vời lời nhắc nhở các bé phải biết vâng lời ba mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà các dọc đường, tự nhận biết được đâu là việc tốt để làm, tránh xa các việc xấu, người xấu.
Đọc chi tiết chuyện cô bé quàng khăn đỏ: https://sachhay24h.com/co-be-quang-khan-do-a353.html
Thảo Nguyên