Ngày nay có nhiều bạn vẫn phân vân không phân biệt được đâu là tên chính xác để gọi là “bánh giầy” hay là “bánh dày” mới đúng. Hiện nay có nhiều cách gọi của loại bánh này, vậy bánh giầy hay bánh dầy mới đúng chính tả? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Phân biệt “Bánh giầy” hay “bánh dầy” mới là từ đúng?
Có nhiều nhầm lẫn không phân biệt được đâu từ đúng “bánh giầy” hay “bánh dầy”
Vậy “bánh giầy” hay “bánh dầy” là loại bánh gì?
Trước khi xác định đâu là từ gọi chính xác cho loại bánh này, chúng ta cần hiểu qua loại bánh này là loại bánh gì. Đây là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam, bánh ra đời nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh được dâng cúng vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương vào hàng năm.
Tìm hiểu thêm: Top Những Bộ Phim Thanh Xuân Trung Quốc Nên Xem Một Lần Trong Đời
Bánh có hình tròn được làm từ bột nếp giã mịn tượng trưng cho bầu trời
Bánh có hình dạng tròn dẹt, thường được làm bằng gạo nếp giã mịn, có nhân bên trong là đậu xanh, sợi dừa tạo nên hương vị ngọt hoặc mặn khi thưởng thức bánh. Tại Việt Nam, bánh xuất hiện phổ biến ở làng Gàu phố Hiến và Nhị Khê – Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội), đây là hai vùng làm loại bánh này nổi tiếng và đặc trưng nhất miền Bắc nước ta.
Sự tích ra đời chiếc bánh gắn liền với văn hóa lâu đời của Việt Nam
Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 6, nhà vua muốn thông qua tiệc cỗ đầu Xuân để lựa chọn người nối ngôi. Nhà vui cho truyền các con lại và ra đề là chọn món ngon vật lạ có ý nghĩa để cúng tổ. Các người con của vua tất tả tìm món ngon, của lạ để dâng lên cúng tổ, còn người con thứ 18 của nhà vua là Tiết Liêu vốn tính đôn hậu, hiền lành lại hiếu thảo nên được một vị thần yêu quý, quan tâm mà chỉ bảo. Vị thần đó đã dạy Tiết Liêu về sự quý trọng của hạt gạo và cách sử dụng hình tượng bánh để biểu tượng cho trời đất và công ơn cha mẹ.
Tiết Liêu vâng theo lời thần, sáng tạo ra bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho đất và loại bánh có hình tròn, màu trắng tượng trưng cho trời để dâng lên lễ tế tổ. Vua cha rất bất ngờ và cảm thấy thích thú về câu chuyện làm bánh của Tiết Liêu, khen người con là người có hiếu thảo, thuận theo ý trời vua cha đã chọn truyền ngôi cho Tiết Liêu. Từ đó, dân ta có tục nấu bánh chưng và bánh giấy để dâng lên tổ tiên, trời đất vào dịp Tết Nguyên Đán.
Cách gọi đúng “bánh giầy” hay “bánh dầy”?
Đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc gọi tên của loại bánh có hình tròn này, “bánh giầy” hay “bánh dầy”? Tuy nhiên đại đa số đều tán thành với cách gọi chính xác cho loại bánh này là “bánh giầy”.
Phó giáo sư, nhà giáo ưu tú Trần Chút – nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học, người đã dành nửa thế kỷ để truyền dạy, biên soạn các bộ sách giáo khoa để đưa những kiến thức về Việt ngữ học đến với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Đối với cách gọi tên bánh thế nào cho đúng, ông cho biết bánh giầy mới là cách viết chính xác. Theo những nghiên cứu, tên gọi “bánh giầy” hiện tại là biến âm từ “bánh chì” theo cách gọi của tiếng Việt cổ ngày xưa. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của đất nước thì tiếng nói, chữ viết của dân tộc ta cũng đã thay đổi để phù hợp, thích nghi với sự thay đổi của xã hội.
Theo đó, ta có: Âm “ch” từ ngày xưa thì này đã biến thành “gi”, âm “i” thì biến thành “ây”. Vì thế, viết “bánh giầy” là chính xác. Xảy ra sự nhầm lẫn này một phần là bởi vì cách phát âm của “d” và “gi” trong tiếng Việt ta không có sự khác nhau. Vì thế, nhiều người dựa vào hình dáng của bánh giầy mà gọi là “bánh dày” tức là nhìn theo độ dày, mỏng của bánh. Tuy nhiên, “bánh giầy” mới là cách viết đúng theo như quy tắc chính tả hiện nay.
>>>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa
Từ đúng chính tả tiếng Việt là “bánh giầy”
Ngoài ra, GS.TS, nhà giáo ưu tú Nguyễn Đức Dân – một cây đại thụ trong nền ngôn ngữ học Việt Nam cũng cho biết thêm: “Dùng từ “bánh giầy” là đúng như hướng dẫn của từ điển tiếng Việt”.
KẾT LUẬN
Mặc dù khi giao tiếp nếu bạn nói “bánh giầy” hay “bánh dày” mọi người đều sẽ hiểu bạn đang nói về tên một loại bánh ngon truyền thống gắn với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, tuy nhiên trong văn viết các bạn nên ghi nhớ để có cách viết đúng từ ngữ tiếng Việt nhằm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt cho thế hệ mai sau. Đừng quên thì trong trường hợp “bánh giầy” hay “bánh dầy” từ nào đúng thì đó chắc chắn là “bánh giầy” bạn nhé!
Xem thêm:
?
n
ả