Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có rất nhiều từ trong quá trình phát âm có cách đọc giống nhau, điều này dẫn tới việc có rất nhiều bạn nhầm lẫn ở một số cụm từ, không phân biệt thật sự từ nào mới đúng chính tả. Trong số các từ nhầm lẫn giữa cách đọc và viết, từ “dấu” và “giấu” là sai nhiều nhất. Vậy “dấu” hay “giấu”? “Che dấu” hay “che giấu” từ nào đúng chính tả? Đáp án chính xác sẽ có trong bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Trong tiếng Việt có nhiều cụm từ gây nhầm lẫn do cách phát âm giống nhau

Phân tích nghĩa của “dấu – giấu” và “che dấu” – “che giấu”

1. “Giấu – che giấu” có nghĩa thế nào? 

“Giấu” là từ loại thuộc động từ dùng để nói về một hành động để một cái gì đó vào nơi kín đáo nhằm cho người ta không thể thấy, không thể tìm ra được. Ví dụ như: che giấu nỗi buồn, giấu bí mật cho riêng mình, ném đá giấu tay, giấu trang sức quý giá vào nơi an toàn,… 

“Che” cũng là động từ chỉnh hành động làm cho người ta không còn nhìn thấy một thứ gì đó bằng cách dùng một vật ngăn hoặc phủ lên. 

Vậy “che giấu” có động từ chỉ về hành động âm thầm cố tình che đậy, giấu một cái gì đó, một thứ gì đó mà người khác không biết đến. 

Ví dụ: 

  • Anh ta đang cố tình che giấu tội lỗi của mình. 

  • Bạn An đang nói láo để che giấu việc mình làm sai.  

Tìm hiểu thêm: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học

Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

Từ “che giấu” là từ có nghĩa và có mặt trong từ điển tiếng Việt

2. “Dấu – che dấu” được hiểu ra sao? 

“Dấu” làm một danh từ trong tiếng Việt có khá nhiều nghĩa được mô tả như sau: 

  • Cái vết, cái hình còn lại sau một sự việc, bằng tác động vật lý nào đó. Ví dụ như: Dấu vết phạm tội của kẻ A đã bị công an phát hiện. 

  • Ký hiệu, hình ảnh hoặc bất cứ thứ gì dùng để ra hiệu, ghi nhớ và dễ chú ý. Ví dụ như: Đánh dấu lại những việc cần làm trong ngày hôm nay. 

  • Dùng để chỉ một loại ký hiệu âm sắc trong tiếng Việt: dấu sắc, dấu ngã, dấu nặng, dấu huyền, dấu hỏi,…

  • Chỉ cho con dấu (một vật nhỏ có khắc tên của riêng mỗi người một một tổ chức). 

  • Giống như “giấu” thì “dấu” khi đứng một mình đều có nghĩa, nhưng khi ghép lại với từ “che” thành “che dấu” thì chúng ta được một từ không có nghĩa. 

    Dấu hay Giấu? Che dấu hay Che giấu từ nào đúng chính tả?

    >>>>>Xem thêm: 7 Mẹo Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả Nhất Ai Cũng Làm Được

    “Che dấu” là từ sai không có ý nghĩa trong tiếng Việt

    Vậy che dấu hay che giấu mới là đúng? 

    Dựa vào phân tích trên, chúng ta thấy rằng từ “giấu”, “che” khi kết hợp lại với nhau sẽ có nghĩa chung, chỉ sự bảo vệ, bảo mật giữ gìn một thông tin hoặc một điều gì đó. Còn từ “che dấu” mặc dù khi tách hai từ đứng riêng đều có nghĩa, song khi kết hợp lại không thể hoà chung nghĩa. Vậy nên có thể kết luận rằng chỉ có từ “che giấu” mới là từ đúng chính tả tiếng Việt. Các bạn nên chú ý phân biệt trong khi viết chính tả để tránh sai sót mất điểm. 

    Nguyên nhân của sự nhầm lẫn giữa che giấu với che dấu

    Sự nhầm lẫn giữa “che giấu” với “che dấu” xuất phát từ việc phát âm sai âm “d/gi”, đây được xem là lỗi phổ biến ở người Việt, đặc biệt vài vùng không thể phát âm đúng “ d – gi”. Từ cách phát âm sai ấy lâu dần biết thành thói quen lan truyền không sửa được trong cả đọc và viết. 

    Một số ví dụ cụ thể phân biệt che giấu và che dấu

    • Nhân viên A che giấu thông tin của khách hàng => Đúng.

    • Bạn Linh đã che giấu những điều sai trái mà không chịu nhận lỗi với cô giáo => Đúng.

    • Kẻ phạm tội đang cố tình che giấu những tang chứng, vật chứng của mình => Đúng.

    • Bạn An thường che dấu bài kiểm tra điểm thấp đối với ba mẹ => Sai.

    • Chúng ta thường cố gắng che giấu những nỗi đau khổ, buồn phiền => Đúng.

    • Trên được đi, cô ấy đã nhặt được một món đồ, nhưng cố ấy đã che dấu không trả lại cho người mất => Sai.

    • Nam đã biết về hành vi xấu xa của Việt, nhưng Nam đã che giấu điều đó với mọi người.

    Một số cách phân biệt các cụm từ phổ biến với từ dấu và giấu

    • “Ẩn giấu” hay “Ẩn giấu”: “Ẩn giấu” là từ đúng chính tả, mang nghĩa giấu giếm người/vật một cách kín đáo, không để lộ ra. Từ “ẩn dấu” là từ sai, không có nghĩa trong tiếng Việt.

    • “Dấu kín” hay “Giấu kín”: Từ đúng là từ “giấu kín” và từ sai là từ “dấu kín”. 

    • “Yêu dấu” hay “Yêu giấu”: Trong thực tế, để thể hiện tình yêu thương tha thiết, người ta sử dụng động từ “yêu dấu”. Còn từ “yêu giấu” lại không được sử dụng trong bất cứ trường hợp nào.

    • “Giấu Tên” hay “Dấu Tên”: Ở trường hợp này, “giấu tên” (che giấu tên thật của người, vật) là từ đúng, được sử dụng trong các văn bản, tài liệu và “dấu tên” là cụm từ sai.

    • “Dấu Dốt” Hay “Giấu Dốt”: Để che giấu đi sự dốt, kém thông minh của một người, tiếng Việt sử dụng từ “giấu dốt”. Vì thế, trong ví dụ này, “giấu dốt” là từ viết đúng chính tả. Nếu viết “dấu dốt” tức là bạn đã sai, không được chấp nhận…

    • Dấu hay Giấu? Che dấu hay che giấu từ nào đúng chỉnh tả đã không còn là điều khó khăn khi tham khảo bài viết trên. Trong tiếng Việt, có rất nhiều cặp từ có cách phát âm giống nhau nên dễ dẫn tới việc viết sai chính tả, bạn nên chú ý phân tích để tránh dùng từ sai, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. 

      Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích và nhớ đón xem nhiều kiến thức bổ ích ở những bài viết tiếp theo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *