Trích Dẫn Sách Hay Khơi Dậy Khả Năng Sáng Tạo Của Bạn

Để trở thành một phiên bản đặc biệt chúng ta phải học được cách nhìn nhận thế giới bằng nhiều góc độ khác nhau. Tư duy theo lối mòn sẽ kìm hãm khả năng sáng tạo của mỗi người, vì thế hãy loại bỏ ý nghĩ tư duy theo số đông để được an toàn. Ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng Sách Hay 24h khám phá những trích dẫn hay nhất trong sách giúp khơi dậy khả năng sáng tạo nhé!

Bạn đang đọc: Trích Dẫn Sách Hay Khơi Dậy Khả Năng Sáng Tạo Của Bạn

Tìm hiểu thêm: Du ngoạn cùng Travel Columnist Dung Trần qua “Những Hành Trình Mê Hoặc Bất Tận”

Trích Dẫn Sách Hay Khơi Dậy Khả Năng Sáng Tạo Của Bạn

>>>>>Xem thêm: 7 thói quen giúp bạn trẻ vững bước đến thành công

    Nghĩ ngược lại và làm khác đi

Nếu không có nhiều ý tưởng, bạn buộc phải khiến những ý tưởng mình đang có trở nên hữu ích.

Thế giới chính là những gì bạn nghĩ về nó. Vì vậy hãy nghĩ nó theo cách khác đi và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.

Hầu hết mọi người đều là người khác, suy nghĩ của họ là quan điểm của một ai đó, cuộc sống của họ đều là bắt chước, đam mê của họ là những trích dẫn.

Người thức thời sẽ thích ứng với thế giới. Người không thức thời sẽ làm thế giới không thích ứng với bản thân mình. Mọi sự tiến bộ đều phụ thuộc vào người không thức thời.

Với một người có óc sáng tạo đang bắt đầu con đường sự nghiệp, hãy cố gắng đừng nghĩ về phim ảnh, truyền thông hay bất cứ thứ gì khác. Thay vào đó, hãy nghĩ đến tiền. Đó là lời khuyên chân thành.

Đừng đổ lỗi cho ai khác ngoài bản thân, nếu đã tham gia vào việc gì, bạn hãy hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc đó. Nếu nhận trách nhiệm về mình, bạn đã đặt mình vào vị thế phải làm điều gì đó để thay đổi tình hình.

Nỗ lực chấp nhận và thích nghi với một điều mà bạn chưa hiểu sẽ khiến điều đó trở nên giá trị hơn nhiều với bạn khi đã thật sự nắm bắt được nó. Nghệ thuật thật sự sẽ tự lên tiếng, điều đó không có nghĩa là bạn buộc phải yêu thích nó.

Chẳng có gì mới mẻ khi làm mọi việc một cách vừa đủ hoặc ở mức trung bình. Nhưng  việc đứng chót hoặc áp chót lại có giá trị rõ rệt. Điều đó nghĩa là bạn không bận tâm đến con đường làng nhàng mà mình được chỉ dạy, tâm trí của bạn ở nơi khác.

Rất nhiều người dành quá nhiều thời gian để cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo trước khi họ thực sự bắt tay làm điều gì đó. Thay vì đợi đến khi mọi thứ hoàn hảo, hãy cứ bắt đầu với những gì mình đang có, rồi dần điều chỉnh trong khi thực hiện.

Một ý tưởng hay đối với người này có thể là ý tưởng tồi hay nhàm chán đối với người khác. Một ý tưởng hay là một giải pháp thông minh để giải quyết một vấn đề, là một giải pháp tôi chưa từng thấy trước đó. Nhưng nếu một ý tưởng không được thực hiện và sử dụng như một giải pháp để giải quyết vấn đề, nó sẽ chẳng có giá trị.

2. Phớt lờ tất cả, bơ đi mà sống

Có những người muốn thay đổi thế giới mới có thể thay đổi được thế giới. Và không phải ai cũng muốn vậy.

Càng chăm luyện nghề, bạn càng đỡ lúng túng khi phân biệt phần thưởng vật chất với phần thưởng tinh thần và ngược lại. Ngay cả khi con đường của bạn không mang lại tiền bạc hay thăng tiến nghề nghiệp, điều này vẫn cực kỳ đáng giá.

Ý tưởng tốt sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong quan hệ. Đấy là lý do tại sao ý tưởng tốt luôn bị vùi dập trong trứng nước. Ý tưởng tốt luôn song hành cùng gánh nặng vì vậy, rất ít người thực hiện chúng. Rất ít người có khả năng xử lý điều này.

Về cơ bản, mẫu người sáng tạo có hai loại nghề: Loại thứ nhất sáng tạo, quyến rũ. Loại thứ hai cơm áo gạo tiền. Cũng có lúc công việc chứa đựng cả hai yếu tốt, nhưng không phải thường xuyên. Hai khía cạnh căng thẳng này luôn đóng vai trò trung tâm, không bao giờ lệch sang bên nào cả.

Khi người khác bắt đầu bỏ tiền ra mua tác phẩm nghệ thuật đã phải hứng chịu tổn thương rồi. Bạn càng cần tiền thì càng có nhiều người bảo bạn phải làm cái này, làm cái kia. Quyền kiểm soát trong tay bạn càng ít. Khó khăn bạn phải gặp phải rất nhiều. Niềm vui mà nghệ thuật mang lại cho bạn ít đi. Hãy biết điều này để lên kế hoạch cho phù hợp.

Ý tưởng của bạn không cần phải vĩ đại. Chỉ cần nó là của riêng bạn. Ý tưởng càng mang đậm dấu ấn cá nhân, bạn càng có nhiều tự do để thực hiện những điều kì diệu. Càng kì diệu, càng có nhiều người tâm đắc với ý tưởng của bạn. Càng có nhiều người tâm đắc với ý tưởng đó, bước khởi đầu nhỏ nhoi của bạn sẽ ngày càng lớn lên như một quả cầu tuyết.

Hãy hỏi con đường của bạn mang lại cho bạn được bao nhiêu phần tự do. Hãy hỏi không ngừng nghỉ. Chính tự do sẽ đưa bạn đến nơi nào bạn muốn. Niềm tin mù quáng vào một câu chuyện thần thoại quá lố, tự đắc sẽ chỉ cản chân bạn mà thôi. Liệu kế hoạch của bạn có phải là duy nhất? Còn ai khác cũng làm vậy không? Tôi thấy rất hào hứng. Có lẽ có một chút sợ hãi, nhưng hào hứng.

3. Mở khóa sáng tạo

Càng làm giàu kiến thức, bạn càng dễ có được ý tưởng. Hãy tìm kiếm tri thức ngoài địa hạt công việc chuyên môn của mình.

Sáng tạo là công việc gian khổ nhưng đáng để bỏ công việc. Như lời Einstein nói, đó là trải nghiệm đẹp và cơ bản nhất của con người.

Đừng bao giờ đánh giá ý tưởng trong suốt quá trình hình thành ý tưởng. Hãy khích lệ người trong nhóm nói ra bất kỳ điều gì có trong đầu họ. Trong trường hợp này, càng điên rồ càng tốt.

Nếu sau khi nghi nát óc mà vẫn chưa ra ý tưởng khả quan nào, bạn nên dừng lại. Bạn có thể thư giãn, làm bất kỳ việc gì và để mặc cho tiềm thức của mình tiếp tục công việc. Người ta gọi đó là quá trình ấp ủ.

Bản chất của sáng tạo là kết nối những điều tưởng chừng như không liên quan lại với nhau. Vì thế, thúc đẩy những kết nối mới là một phương pháp cực kỳ hiệu quả và quan trọng nhằm thúc đẩy trí sáng tạo.

Sáng tạo là quá trình kết hợp những nhân tố cũ với nhau để tạo thành cái mới. Hiểu biết là nguyên liệu thô giúp bạn tạo ra sự kết nối đó. Càng biết nhiều thứ, biết sâu hay biết rộng, cơ hội tạo ra ý tưởng mới của bạn càng nhiều.

Ai trong chúng ta cũng có khả năng sáng tạo. Nhưng khi lớn lên, chúng ta thường quên mất hoặc đánh mất khả năng sáng tạo tự nhiên của mình. Tuy nhiên, nếu thực sự quyết tâm, chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục lại khả năng đó.

Phát triển là hành động biến ý tưởng trở nên hữu dụng, thiết thực và tốt nhất là đem lại lợi nhuận. Nghĩ ra được ý tưởng mới chỉ là bước đầu, phát triển ý tưởng để thành sản phẩm thực hiện mới là điều khó khăn và cần nhiều công sức nhất. Ai cũng có thể có ý tưởng, nhưng không phải ai cũng biến ý tưởng thành hiện thực được.

Hãy thách thức các quy tắc và cố gắng phá vỡ chúng. Mọi thứ luôn được hoàn thành theo một cách nhất định không có nghĩa là không có những cách khác tốt hơn. Trên thực tế, nhiều doanh nhân thành đạt bởi vì họ làm được những điều khác biệt. Các nhà sáng chế cho ra đời những ý tưởng độc đáo khi họ thách thức và đảo ngược những điều được cho là dĩ nhiên trong cuộc sống. Thực ra, thử thách lớn nhất của sự sáng tạo là khi bạn cho rằng mình không sáng tạo.

4. Tư duy như một kẻ lập dị

Bất kỳ thay đổi nào cũng đều khó khăn, nhưng những thay đổi nhỏ sẽ dễ thực hiện hơn so với những thay đổi lớn.

Hãy từ bỏ những lối mòn, hãy tự tin khám phá những con đường mới, chắc chắn chúng sẽ dẫn bạn đến với những điều vô cùng hấp dẫn và bất ngờ.

Chẳng có loại thuốc nào chữa được bách bệnh. Nếu bạn che giấu những thiếu xót trong kế hoạch của mình, nó sẽ khiến đối phương nghi ngờ toàn bộ phần còn lại của kế hoạch.

Bản thân việc những điều chúng ta “biết” là đúng hay sai cũng đã đủ phức tạp. Nhưng rõ ràng chúng ta sẽ có nhiều lợi ích hơn khi có thói quen giả vờ rằng chúng ta biết nhiều hơn những điều ta thực sự biết.

Một vấn đề lớn thường là tổ hợp của các vấn đề nhỏ đan xen vào nhau. Do vậy, việc giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn nếu bạn bóc tách những vấn đề nhỏ và giải quyết từng phần thay vì cố gắng tìm một giải quyết được toàn bộ cùng lúc.

Trong cuộc sống, đôi khi bạn phải đối mặt với một quyết định quan trọng mà bạn không biết nên làm gì. Bạn đã suy nghĩ vấn đề đó từ mọi góc độ. Nhưng bất kể bạn nhìn nhận vấn đề từ góc độ nào, bạn vẫn không tìm ra được một quyết định đúng.

Biết được cần phải đo lường cái gì, đo lường ra sao sẽ khiến cuộc sống phức tạp này bớt phức tạp đi nhiều. Chẳng gì bằng sức mạnh của các con số cụ thể trong việc xóa bỏ từng lớp hỗn độn và trái ngược, đặc biệt là đối với những chủ đề cảm tính, mang tính tranh luận.

Mọi người thường có xu hướng nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng, về lâu dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo một lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh và khôn ngoan hơn.

5. Khơi nguồn sáng tạo

Hãy là một người khơi nguồn sáng tạo theo cách riêng, không bắt chước ai cả. Hãy làm theo trực giác của bạn mách bảo chứ đừng theo ai khác.

Những người không có tư duy phản biện, những người có suy nghĩ bằng phẳng chứ không gai góc rất hiếm khi tạo được sự sáng tạo đột phá, bởi họ luôn rập khuôn và bắt chước.

Một người khơi nguồn sáng tạo còn cần tìm cách để khen ngợi cả khi họ thất bại. Bởi đây là hoàn cảnh họ dễ bị tổn thương nhất, là lúc hình ảnh bản thân họ đang xuống dốc nghiêm trọng.

Không ai tự nhiên nảy sinh ý tưởng sáng tạo. Quá trình sáng tạo giống như cách người đầu bếp tạo ra thực đơn cho một món mới – lấy một vài nguyên liệu đã biết và kết hợp chúng theo một cách mới.

Bạn cần phải khơi nguồn sáng tạo, không phải bằng quyền lực và sức mạnh từ chức vị của bạn mà bằng quyền lực và sức mạnh của cá tính, của những ý tưởng, tầm nhìn, động lực và lòng nhiệt huyết bạn có.

Sự khác biệt giữa những người luôn bùng nổ ý tưởng và những người kém sáng tạo thực ra chẳng liên quan gì đến khả năng sáng tạo bẩm sinh. Tất cả chỉ do niềm tin vào bản thân, rằng họ cũng có thể tạo ra các ý tưởng.

Một người khơi nguồn sáng tạo đầy nhiệt huyết sẽ đem nhiệt huyết ấy đến với tất cả mọi người. Những khó khăn, phản đối, rào cản, những thất bại trong quá khứ, vấn đề tài chính, các quy định, tư tưởng hủ bại, tiêu cực – tất cả sẽ được lòng nhiệt huyết xóa bỏ hết.

Chúng mình đến từ ngôi nhà Sách Hay 24h, rất vui được đồng hành cùng các bạn qua những bài viết truyền cảm hứng về việc đọc. Trên đây là những trích dẫn chúng mình tổng hợp từ những đầu sách hay sẽ giúp bạn khơi dậy khả năng sáng tạo. Hãy để lại bình luận trích dẫn bạn ấn tượng nhất để chúng mình được biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *