Cuộc sống theo tín ngưỡng tâm linh luôn tồn tại hai thái cực âm và dương, để nói về giai thoại nổi tiếng ở chốn âm tào địa phủ có lẽ hai nhân vật được chúng ta nhắc nhiều nhất bên cạnh Diêm Vương là “Hắc Bạch Vô Thường”. Vậy Hắc Bạch Vô Thường là ai? Đây là những nhân vật có thật hay chỉ là trong truyền thuyết? Hắc Bạch Vô Thường tốt hay xấu? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.
Bạn đang đọc: Hắc Bạch Vô Thường là ai? Hắc Bạch Vô Thường tốt hay xấu?
Hắc Bạch Vô Thường là hai vị thần làm nhiệm vụ trong âm ty địa phủ
1. Hắc Bạch Vô Thường là ai?
Là hai nhân vật xuất phát ở Trung Quốc, người Trung Quốc xưa nay vốn nổi tiếng với niềm tin mạnh mẽ về thế giới bên kia. Theo quan niệm Phật giáo: những người mất đi sẽ được quỷ thần dẫn dắt linh hồn đến địa phủ – nơi đây sẽ có Diêm Vương để phân định tội danh và phước đức của vong hồn đó. Và hai vị quỷ thần hộ tống các linh hồn sau khi chết đi chính là Hắc Bạch Vô Thường. Xét trong giới âm ti, cả hai Hắc Bạch Vô Thường chỉ là một chức quan thấp bé nhưng họ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người dẫn các vong hồn về đúng nơi và họ được nhân dân quan niệm rằng họ luôn làm việc liêm chính, công minh, đúng người, đúng tội nên được xem là biểu tượng công lý ở thế giới bên kia.
Tiền thân của Hắc Bạch Vô Thường là ai?
Ở Trung Quốc có một giai thoại kể lại về hình tượng của Hắc Bạch Vô Thường, đó là tương truyền lúc sinh thời, Bạch Vô Thường mang tên là Phạm Vô Cứu, Hắc Vô Thường là Tạ Tất An, cả hai là đôi bạn thân cùng làm sai dịch ở nha môn. Trong một hôm lúc hành lệnh thì đột nhiên trời mưa như trút lũ, Hắc Vô Thường đành tìm nhà dân mượn ô che mưa, dặn dò Bạch Vô Thường đứng lại đợi ở dưới chân cầu, nhưng không ngờ được là sau khi mượn được ô thì lúc Hắc Vô Thường quay lại đã thấy Bạch Vô Thường bị nước nhấn chìm. Vì quá tiếc thương bạn mà Hắc Vô Thường đã tự tử ngay dưới chân cây cầu. Thương xót cho tấm lòng trọng tình nghĩa của ông, Ngọc Hoàng đã sắc phong họ thành thần tướng, làm việc cho cả Thần Hoàng và Diêm Vương.
Người ta kể lại rằng, khi Bạch Vô Thường bị nước nhấn chìm, miệng của ngài mở lớn, thè lưỡi ra để cố gắng thở trong những giây phút cuối cùng, khuôn mặt ngài cũng trở nên trắng bạch, lạnh toát. Ngài mặc áo choàng trắng và đội mũ cao, một tay cầm quạt. Trong khi đó, khuôn mặt của Hắc Vô Thường khi tự tử có màu đen xám và ngài cũng cầm theo một cây quạt. Cả hai đều được trang bị dây xích và còng trong lúc làm việc cho Diêm Vương.
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để sống hạnh phúc mỗi ngày?
Hắc Bạch Vô Thường xuất hiện nhiều trong tín ngưỡng ở Trung Quốc
Theo một số mẩu chuyện còn lưu truyền, Hắc Bạch Vô Thường có tính cách hơi trái ngược nhau. Bạch Vô Thường rất hiền lành và lương thiện, dẫu người khác có làm gì sai với ông thì ông cũng đều cho qua, còn Hắc Vô Thường lại cực kỳ nóng tính, một khi không cẩn thận đắc tội với ông thì ông ấy chắc chắn không bỏ qua. Cứ hằng đêm cả hai sẽ đi tuần để bắt linh hồn những kẻ xấu tới âm tào địa phủ.
2. Hắc Bạch Vô Thường tốt hay xấu?
Trong giáo lý của Phật giáo, “vô thường” có ý nghĩa chỉ những điều biến hoá không thể lường trước được. Vậy nên việc xem Hắc Bạch Vô Thường là tốt hay xấu phải tuỳ thuộc vào từng loại người họ gặp. Chúng ta phải xét đến tâm thiện hay tâm ác của mỗi người. Hãy cứ nghĩ đơn giản rằng, tâm trong sạch, lúc còn sống tu tâm tích đức làm nhiều việc thiện, biết đối xử yêu thương với mọi người thì hiển nhiên sau khi mất đi sẽ không sợ bị quỷ thân trách phạt, Diêm Vương phán tội. Ngược lại những kẻ xấu xa, làm việc gì cũng tạo nghiệp ác, không chịu hối cải thì lúc chết đi chắc chắn sẽ bị Hắc Bạch Vô Thường trừng trị tàn khốc.
Nhân vật Hắc Bạch Vô Thường nảy sinh trong tâm linh chúng ta để nhắc nhở chúng ta luôn sống thiện lành, không toan tính thiệt hơn, biết giúp đỡ người khác. Chúng ta hãy nghĩ rằng, bất kỳ sự tồn tại của tôn giáo nào, vị thần linh nào, kể cả ma quỷ cũng đều có chung một mục đích là hướng con người đến cái tốt, cái thiện, tránh xa những điều xấu, cái ác. Trong kinh Phật có dạy rằng:
“Muốn biết nhân đời trước
Theo sự hưởng đời này
Muốn biết qua đời sau
Xem việc làm kiếp này”.
>>>>>Xem thêm: Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả
Hắc Bạch Vô Thường tốt hay xấu phụ thuộc vào cách sống của mọi người
3. Hắc Bạch Vô Thường thường được thờ ở đâu?
Hiện nay hai vị thần Hắc Bạch Vô Thường được thờ trong các điện thờ Địa Tạng Bồ Tát hoặc Thập Điện Diêm Vương, một vị màu trắng, một vị màu đen. Trong đó Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Ngươi cũng đến rồi”, Hắc Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “Đang đến bắt ngươi”. Thường thì hai vị được thờ chung, nhưng theo tục lệ của mỗi địa phương có nơi lại khác.
KẾT LUẬN
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị xoay quanh hai nhân vật Hắc Bạch Vô Thường, giờ thì câu hỏi Hắc Bạch Vô Thường là ai chắc chắn sẽ không làm khó được bạn.
Xem thêm:
s
ả
c