101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Hans Christian Andersen (1805–1875) là nhà văn danh tiếng nhất của nước Đan Mạch. Các truyện của ông được phổ biến rộng rãi trong nền văn chương thế giới bởi vì các tác phẩm này đã làm cho giới độc giả trẻ tuổi tin tưởng và say mê qua nhiều thế hệ. Có nhiều truyện trẻ em danh tiếng được nhiều người biết tới, chẳng hạn như chuyện Bạch Tuyết, Cô Bé Lọ Lem, Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng… Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các truyền thuyết nhân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời.

Bạn đang đọc: 101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

1. Chú lính chì dũng cảm

Vào đêm Giáng sinh, cha của một cậu bé đã tặng cậu một món quà thật bất ngờ, đó là một chiếc hộp đồ chơi với 25 chú lính được làm bằng những cái muỗng chì. Chú nào cũng đẹp cả: đeo bên mình một cây súng trường, trong trang phục quân đội màu đỏ và xanh, mỗi người một vẻ với tư thế nghiêm trang. Nhưng đặc biệt có một chú lính bị gãy mất một chân, tuy hơi tiếc nhưng cậu bé vẫn luôn vui chơi với món đồ chơi mà cha đã tặng cho. Khi được mẹ gọi xuống nhà, cậu bé đã bỏ mặc chú lính lại. Chú cảm thấy rất buồn vì chỉ riêng chú mình chỉ có 1 chân.

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Thế rồi chú quyết định ra đi để ra đi tìm hiểu những điều của cuộc sống xung quanh chú. Trải qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, cuối cùng, chú cũng đã được trở về nhà và kết bạn với một cô bé vũ nữ đồ chơi xinh xắn. Khi cậu bé trở về nhà, cậu thấy chú lính như một phần nào vui hơn vì được ở bên người bạn thân thiết.

Tuy vậy, chú lính bắt đầu để ý. Lúc trước kia, nhìn cô vũ nữ, tưởng như cô cũng như chú, chỉ có một chân, chẳng là, chú thì một chân duy nhất, còn cô nàng thì lại là co một chân, đứng một chân. Thất vọng, cuộc sống của chú cũng chẳng khấm khá hơn khi về tới nhà. Con quỷ trong cái hộp, vì ghen tức với chú trong việc tranh giành cô vũ nữ bằng giấy, đã đẩy chú vào lò sưởi. Oái oăm thay, khi chú vừa chảy thành chì lỏng, thì cô nàng vũ nữ nọ cũng gieo mình vào lò sưởi theo chú.

Sáng ra, người ta quét lò sưởi để đốt thêm củi lửa. Nhưng ngạc nhiên thay, trong đống tro tàn, lại là một trái tim bằng vàng cực kỳ đẹp đẽ. Thế mới biết, ái tình đẹp đẽ chính là như thế.

Đọc tiếp: https://sachhay24h.com/chu-linh-chi-dung-cam-a387.html

2. Vịt con xấu xí

Vịt Con Xấu Xí trông rất khác với những anh chị em của mình – những người lấy chú ra làm trò cười và đối xử với chú một cách tàn tệ vì chú không giống họ. Chú tìm một nơi mà mình được chấp nhận như chính bản thân mình. Nơi đó không phải với vịt, gà mái hay ngỗng, cũng không phải với bà cụ cùng con mèo và con gà mái của bà. Chú ước mình xinh đẹp như những con thiên nga mà chú nhìn thấy trên bầu trời và có những người bạn không chọc ghẹo chú.

Vào mùa xuân, chú đã trưởng thành và cố gắng nhập vào một đàn thiên nga. Những con thiên nga trẻ không trêu chọc chú như tất cả những sinh vật khác, mà họ đối xử với chú như chú là một trong số họ. Chú ngạc nhiên rằng những sinh vật xinh đẹp như vậy lại muốn ở bên mình. Nhưng rồi chú nhìn thấy cái bóng phản chiếu trên mặt nước của mình và thấy chú cũng là một con thiên nga xinh đẹp. Cuối cùng chú đã tìm thấy ngôi nhà của mình với những con thiên nga và đã được yên bình khỏi mọi điều chế giễu và nhạo báng mà chú đã phải chịu đựng trong quá khứ.

Sau đây, sẽ là chi tiết truyện cổ tích “Vịt con xấu xí” dành cho các bé nhé!

Một ngày nắng đẹp, bên bờ hồ có một chị vịt đang bồn chồn đi lại quanh ổ trứng. Đã đến ngày đàn con của chị chào đời.

Chợt những quả trứng khẽ động đậy, rồi một, hai, ba… chú vịt con xinh xắn đội vỏ chui ra. Riêng quả trứng to nhất hay được mẹ chú ý nhất thì mãi không chịu nứt vỏ.

“Sao thế nhỉ? Có chuyện gì xảy ra chăng? Con hãy mau ra đây để ngắm trời xanh, nắng vàng đi chứ!” – Vịt mẹ lo lắng nghĩ và lay nhẹ quả trứng.

Nhưng quả trứng vẫn nằm im. Đúng lúc ấy, một bác vịt đi qua, ghé thăm đám vịt mới nở.

Bác khen chúng dễ thương và sau một hồi ngắm nghía quả trứng còn lại trong ổ, bác vịt lắc đầu bảo:

– Tôi e đây là trứng gà tây. Tôi đã gặp chuyện này một lần rồi, rắc rối lắm! Cô quên nó đi, đưa bọn trẻ xuống nước cho chúng tập bơi kẻo tối đến nơi rồi.

Vịt mẹ không đành lòng làm theo lời khuyên của bác vịt kia, chị vẫn kiên trì ấp ủ hơi ấm cho quả trứng út ít. Và rồi cũng đến lúc vỏ trứng tách ra, một chú vịt con to lớn hơn hẳn các anh chị, lông xám xịt hiện ra. Vịt mẹ ngỡ ngàng nhìn nó hồi lâu và lắc đầu khẽ nói:

– Trời ơi, sao con khác lạ và xấu xí quá, chẳng lẽ con lại là gà tây?

Hôm sau, vịt mẹ dẫn cả đàn con ra hồ. Vịt con xấu xí bơi rất giỏi, nó luôn dẫn đầu cả đàn, theo sát sau mẹ. Vịt mẹ thấy vậy mừng lắm:

– Thằng bé đúng là con mình, không phải là gà tây, nó bơi giỏi thế cơ mà!

Khi đám vịt con đã cứng cáp, vịt mẹ dẫn chúng đi chào họ hàng, bà con xóm giềng. Nhưng đi đến đâu, vịt con xấu xí cũng bị cười cợt, chòng ghẹo.

Khi lũ vịt con được chia quà là những con cá trạch tươi ngon thì vịt con xấu xí cũng chỉ được nhận sau cùng. Bác vịt đầu đàn nhìn nó chẳng mấy thiện cảm và còn hỏi:

– Ơ, đứa trẻ xấu xí này là con cái nhà ai mà lạc vào đây thế?

Lũ vịt con thấy thế được thể bắt nạt vịt con xấu xí suốt ngày. Cứ hễ khi nào vắng mẹ là chúng không cho chú cùng ăn, cùng chơi với chúng.

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Vịt con xấu xí buồn lắm, đành lủi thủi chơi một mình. Một hôm chú lang thang trong vườn, tình cờ gặp anh gà trống đang tâm sự với chị gà mái. Vừa nhìn thấy vịt con, anh gà trống đã quắc mắt mổ cho nó một cái rõ đau rồi quát lên:

– Đồ nhóc con xấu xí, mò đến đây làm gì cho bẩn mắt ta! Biến ngay!

Vịt con sợ hết hồn hết vía, bỏ chạy thục mạng. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, vịt con xấu xí luôn bị xua đuổi, bị đối xử ghẻ lạnh, sống giữa bầy đàn mà chú luôn cảm thấy cô đơn. Không thể chịu đựng thêm được nữa, một hôm vịt con quyết định bỏ đi.

Vịt con men theo bờ hồ, chậm chạp bước đi. Chú không biết sẽ đi đâu. Đi đâu để tránh được những tiếng chê bai, giễu cợt? Chợt vịt con giật mình dừng lại. Thì ra đám ếch đang ngồi chơi, thấy vịt con đi tới đã đồng loạt nhảy xuống hồ, kêu toáng lên:

– Ộp ộp, con gì mà xấu xí quá, chắc không phải là vịt!

Vịt con tủi thân lắm. Chú nghĩ: “Mình xấu xí đến mức ma chê quỷ hờn hay sao mà ai thấy mình cũng muốn tránh xa thế nhỉ?!

Vịt con chán nản nằm ẹp xuống vạt cỏ. Bỗng chú nghe thấy tiếng đập cánh vui vẻ, tiếng trò chuyện xôn xao, liền ngẩng lên nhìn. Một đàn vịt trời bay qua chỗ vịt con, hạ cánh xuống phía hồ bên kia nghỉ ngơi. Vịt con vội nhảy xuống hồ bơi về phía đàn vịt, mong muốn được kết bạn với chúng. Nhưng đám vịt trời vừa nhìn thấy chú đã kêu lên ầm ĩ:

– Con vịt xấu xí này ở đâu ra vậy?

Con cái của chúng ta làm gì có đứa khó coi thế này!

Ngay lúc ấy, tiếng súng nổ chợt vang lên: Pằng! Pằng! Và hai con vịt trời bơi gần vịt con nhất bị trúng đạn, không kịp kêu lên một tiếng nào.

Vịt con sợ hãi, run rẩy, cố rúc đầu vào đôi cánh nhỏ, nấp cạnh khóm sậy.

Vịt con nghe thấy tiếng nước văng rào rào. Một anh chó săn to lớn lù lù tiến đến. Nhưng anh chó chẳng thèm để ý đến vịt con, chỉ ngoạm hai con vịt trời bị bắn chết lôi vào bờ.

Vịt con thở phào nhẹ nhõm: “May quá! Mình xấu xí đến nỗi ngay cả anh chó săn cũng chẳng thèm để mắt đến”.

Đêm ấy, vịt con vừa sợ vừa mệt, cuộn mình trong đám cỏ mềm nằm ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau chú lại tiếp tục lên đường. Chú vẫn ước mong tìm được chốn nương thân, tìm được những người bạn tốt. Nhưng mùa đông đã bắt đầu tràn tới, gió lạnh thổi ào ào. Cuộc hành trình của vịt con càng khó khăn hơn. Vừa đói, vừa rét, vịt con lảo đảo bước đi.

Mãi đến khi kiệt sức, vịt con mới gặp một ngôi nhà nhỏ. Nơi ấy có một bà cụ phúc hậu sống cùng với chị gà và anh mèo.

Vừa nhìn thấy vịt con, bà cụ đã xuýt xoa thương xót và đưa ngay chú vào nhà. Bà cụ ủ ấm cho vịt con rồi lấy cháo nóng cho chú ăn. Từ khi rời đàn ra đi, bữa ấy vịt con mới được ăn ngon như thế.IFrame

Trong khi ấy thì anh mèo và chị gà cứ lượn lờ quanh vịt con.

Anh mèo gừ gừ hỏi:

– Này vịt con xấu xí kia, mi có biết bắt chuột không?

Còn chị gà thì cục ta cục tác nhặng xị lên:

– Trông chú mày, vịt chả ra vịt, gà chả ra gà, chú mày có biết đẻ trứng như chị không?

Vịt con không biết trả lời ra sao, chỉ biết lắc đầu. Thế là cả anh mèo và chị gà cùng đồng thanh:

– Đúng là đồ vô tích sự! Ở đây không có chỗ cho chú em đâu.

Vịt con nghe nói thế không biết làm cách nào, đành ngậm ngùi ra đi.

Một buổi chiều, chú đi đến một cái hồ lớn ven rừng. Trên mặt hồ có đàn thiên nga đang bơi lội, con nào cũng trắng muốt tuyệt đẹp.

– Ước gì mình cũng xinh đẹp như các anh chị ấy thì hạnh phúc biết bao! –

Vịt con ao ước. Chú cứ ngẩn ngơ ngắm mãi cho đến khi đàn thiên nga cất cánh bay khuất dần sau khu rừng. Trời tối rất nhanh. Vịt con không còn biết đi đâu nữa! Nghĩ đến thân phận mình, chú gục mặt xuống tuyết nức nở khóc.

Sáng sớm hôm sau, có một bác gác rừng đi qua, thấy một chú vịt con bị băng phủ kín, lạnh cóng nhưng vẫn còn thoi thóp thở. Bác đập vỡ đám băng bám quanh vịt con, bế chú lên, quấn vào vạt áo rồi đưa về nhà.

Vịt con được sưởi ấm, dần dần hồi tỉnh. Từ đó, vịt con xấu xí được ở lại trong căn nhà ấm áp của bác gác rừng tốt bụng. Mọi người trong nhà đều yêu quý chú ta. Vịt con vui lắm, nghĩ rằng sẽ được ở đây mãi mãi.

Nhưng rồi một ngày kia, cả nhà đi vắng hết, chỉ còn một mình vịt con đang thiu thiu ngủ. Chợt vang lên những tiếng kêu chít, chít, chít… Chú choàng tỉnh, lạch bạch chạy vào trong bếp. Một cảnh tượng lộn xộn diễn ra trước mắt chú: Cả đàn chuột đang đánh chén ngon lành trên bàn ăn.

Thấy động, đám chuột xô nhau bỏ chạy tán loạn làm bát đĩa, cốc, chén… rơi loảng xoảng, thức ăn vương vãi lung tung. Khắp phòng bếp bị đảo lộn bừa bộn, bẩn thỉu.

Vừa lúc đó bà chủ trở về. Thấy cảnh đổ vỡ ngổn ngang, còn vịt con xấu xí thì đang ngơ ngác đứng giữa nhà, bà giận dữ la lớn:

– Con vịt xấu xí kia, mày đã làm gì thế này?

Vịt con hoảng sợ, vội bỏ chạy ra khỏi nhà.

Tuyết rơi trắng xoá khắp nơi. Vịt con rét run, lẩy bẩy bước đi. Bỗng chú thấy lấp ló sau bụi cây có một căn nhà xinh xắn.

Vịt con bước đến, rụt rè gõ cửa. Một bác chuột đồng vui vẻ bước ra, ân cần xoa đầu vịt con:

– Tội nghiệp vịt con bé bỏng, vào nhà với bác cho đỡ rét!

Nhà bác chuột đồng rất ấm và chất đầy thức ăn. Mẹ con bác chuột thương vịt con lắm, họ giữ vịt con ở lại cho qua mùa đông giá rét. Lần đầu tiên trong đời, vịt con được yên tâm sống trong cảnh vui vẻ, đầm ấm thương yêu như vậy…

Thời gian thấm thoắt trôi đi, chẳng mấy chốc mùa xuân đã trở lại. Vịt con bây giờ đã lớn lên nhiều, chú bâng khuâng nhớ hồ nước trong xanh, nhớ cánh đồng đầy hoa, nhớ bầu trời cao rộng. Chú liền cám ơn và bịn rịn chia tay mẹ con bác chuột đồng để trở về hồ nước xanh.

Vịt con ra khỏi nhà, ngẩng mặt lên đón những tia nắng ấm áp của ông mặt trời và khoan khoái vẫy nhẹ đôi cánh. Chú chợt thấy mình được nâng bổng lên cao.

Vịt con reo lên:

– Ôi, mình đã biết bay! Mình đã biết bay thật rồi!

Vịt con sung sướng dang rộng và vẫy mạnh đôi cánh. Trong chốc lát, chú đã ở giữa bầu trời xanh bao la. Thật tuyệt vời, vịt con thích thú liệng xuống sát mặt hồ. Chú ngỡ ngàng không tin vào mắt mình nữa. In hình trên mặt nước biếc xanh không phải là chú vịt con xấu xí mà là một chàng thiên nga đẹp đẽ, trẻ trung.

“Thật là kì diệu, bây giờ sẽ không còn ai gọi mình là vịt con xấu xí nữa!” Chàng thiên nga tự nhủ và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Chàng thiên nga kiêu hãnh vươn cao cái cổ thon dài bơi ra giữa hồ. Nơi đó có đàn thiên nga vừa hạ cánh, chúng đang vui vẻ gọi chàng thiên nga nhập bầy, cùng múa lượn đón chào mùa xuân.

3. Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế

Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế (tiếng Đan Mạch: Kejserens nye Klæder) là truyện kể về một vị hoàng đế rất thích mặc quần áo đẹp nên đã chi nhiều tiền để may các bộ y phục đẹp nhằm trưng diện. Mỗi giờ ông đều mặc một áo dài khác nhau. Có hai người thợ dệt hứa với vị hoàng đế là sẽ dệt cho ông một bộ y phục mà khi ông mặc vào thì những kẻ ngu ngốc, bất tài hoặc bất xứng với địa vị của ông sẽ không thể nhìn thấy.

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Khi hoàng đế mặc bộ y phục mới này đi diễu hành trước đám quần thần thì không ai dám nói rằng họ chẳng nhìn thấy bộ quần áo nào, cho tới khi một đứa bé kêu lên “Nhưng ông ấy có mặc quần áo nào đâu”. Truyện với nhiều tình tiết thú vị sẽ hấp dẫn các bé từ đầu đến cuối.

Đọc chi tiết truyện cổ tích “Bộ quần áo mới của Hoàng Đế”:

Ngày xưa, có một vị hoàng đế giàu sang và quyền lực thích quần áo mới đến nỗi ngài luôn muốn mình phải là người đầu tiên sở hữu những bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất, và độc đáo nhất trong thiên hạ. Suốt ngày ngài chỉ làm một việc duy nhất là thay quần áo mới. Ngài chẳng ngó ngàng gì tới binh sĩ, triều chính. Người ta thường nói: “Hoàng đế đang lâm triều.” Nhưng đối với vị vua này người ta phải nói: “Hoàng đế đang mặc áo.”, có vậy ngài mới vừa ý.

Một hôm, có hai người lạ mặt đến hoàng cung tự xưng là thợ dệt và khoe rằng họ có thể dệt ra một thứ vải tuyệt đẹp xưa nay chưa từng có trong thiên hạ. Quần áo may bằng thứ vải ấy có một đặc tính kỳ lạ: ai là kẻ nịnh nọt hoặc ngu xuẩn thì không cách nào nhìn thấy được bộ quần áo, dù đứng rất gần. 

Hoàng đế tự nhủ: “Ðấy mới là bộ quần áo duy nhất, ta chỉ cần mặc vào là biết ngay trong đám quan lại của ta đứa nào nịnh nọt, đứa nào ngu xuẩn, đứa nào không làm tròn bổn phận… Ta phải may một bộ như vậy mới được.” 

Hai người thợ may bày ra hai khung cửi rồi ngồi vào làm như đang dệt thật, nhưng tuyệt nhiên khung chẳng có gì. Họ đòi bằng được thứ sợi tơ đẹp nhất, thứ vàng quí nhất, đem bỏ túi rồi giả vờ làm việc trên khung cửi rỗng tuếch. Hoàng đế nóng lòng muốn xem họ làm việc, nhưng nhớ đến đặc tính kỳ lạ của thứ vải ấy, tự nhiên Ngài đâm ngại. Ngài bèn sai quan thừa tướng đến xem.

Quan thừa tướng vừa giương to đôi mắt vừa tự nhủ:

“Lạy Chúa, ta chẳng nhìn thấy gì cả”. 

Nhưng may mà ông nén lại được, không nói ra điều ấy. Hai người thợ may đến gần bắt chuyện và hỏi ngài xem vải có đẹp không.

– Thật là tuyệt! Hoa văn, màu sắc thật không thứ vải nào sánh nổi. Chiếc áo sẽ rất hợp với vị chủ nhân tương lai của nó!

Quan tể tướng trả lời nhưng trong lòng lo ngay ngáy. Ông lo họ bắt đầu ngờ rằng mình là kẻ nịnh nọt, ngu xuẩn, ngốc nghếch và trễ nải với công việc.

Hai người lợi dụng dịp may, lại kỳ kèo xin thêm vàng để thêu vào vải. Họ lại thủ vàng vào túi và say sưa làm việc trên khung cửi rỗng không.

Chẳng bao lâu, hoàng đế lại cử một viên đại thần khác đến xem vải. Hai người chỉ vào tấm vải tưởng tượng và chứng minh cho quan đại thần đây là tấm vải xưa nay trên đời có một không hai. 

Quan đại thần tự nhủ: “Mình đâu phải là thằng ngu hay là mình không làm tròn phận sự. Dẫu sao cứ dấu biến đi là hơn cả.” 

Nghĩ vậy, ngài vờ ngắm nghía, vuốt ve tấm áo tưởng tượng rồi đưa tay lên xoa cằm, gật gù chép miệng. Sau đó ngài quả quyết với hai người kia là ngài chưa thấy thứ vải nào đẹp bằng và cũng như quan thừa tướng lần trước, ngài lại trở về và kính cẩn tâu với hoàng đế: “Muôn tâu bệ hạ, không có gì đẹp bằng, chiếc áo ấy hợp với bệ hạ vô cùng.”

Khắp kinh thành nô nức bàn tán về thứ vải kỳ lạ ấy. Không thể dằn lòng được, hoàng đế đành phải đích thân đến xem vải. Ngài không quên dắt theo một bọn nịnh thần. 

Ðến nơi ngài thấy hai người vẫn đang mãi mê làm việc. Hoàng đế nghĩ thầm: “Quái, ta chẳng nhìn thấy gì cả. Chẳng lẽ một vị hoàng đế mà lại ngu ư? Ngài bèn gật đầu lia lịa: “Ðẹp lắm, đẹp lắm.” Ngài ra vẻ hài lòng ngắm nghía hai chiếc khung cửi, không dám thú nhận là chẳng nhìn thấy gì.

Bọn nịnh thần xuýt xoa phụ họa: “Thật là tuyệt vời.” Và họ khuyên hoàng đế nên mặc bộ quần áo vô song đó trong ngày lễ rước thần sắp tới.

Hoàng đế ban cho hai thợ dệt mỗi người một tấm bội tinh và danh hiệu “Thợ dệt của nhà vua.” Suốt đêm hôm trước ngày lễ rước thần, hai thợ dệt làm việc cật lực dưới ánh sáng của 16 ngọn đèn. Họ giả vờ cắt, may, khâu, đính suốt đêm. 

Cuối cùng bộ quần áo coi như may xong, kịp cho ngày lễ rước thần. Hoàng đế và các vị đại thần tới. Hai ông thợ dệt của nhà vua vờ giơ tay lên trời như nâng vật gì và tâu:

– Ðây là quần, còn đây là áo thưa Bệ Hạ. Quần áo này nhẹ như màng nhện, mặc vào mà tưởng như không và đấy cũng là một trong những đặc tính quí báu vô cùng của thứ vải nầy.

– Ðúng đấy ạ! -Bọn nịnh thần phụ hoạ tuy thật ra chẳng ai trong số họ thấy gì.

Hai ông thợ may lại nói:

– Muôn tâu thánh thượng, cúi xin ngài cởi quần áo ra và đứng trước gương lớn, chúng thần xin mặc áo mới cho bệ hạ.

Hoàng đế cởi sạch trơn quần áo. Hai ông thợ dệt của nhà vua làm bộ như mặc từng cái quần, cái áo mới vào người hoàng đế, rồi quàng tay quanh thân ngài như khoác đai lưng. Hoàng đế quay đi quay lại ngắm nghía trước gương. Bọn nịnh thần đồng thanh hô to:

– Trời, bộ quần áo sao mà đẹp quá chừng, từ thưở cha sanh mẹ đẻ tới giờ chúng thần chưa bao giờ được chiêm ngưỡng một kiệt tác thần tiên giữa cõi trần như vậy.

Quan trưởng lễ báo tin:

– Long tán đã đến, chờ Hoàng Thượng đi rước thần.

Nhà vua đáp:

– Ta đã sẵn sàng.

Rồi ngài lại nhìn vào gương mà ngắm nghía. Các quan thị vệ có nhiệm vụ đỡ đuôi áo, thò tay sát đất giả đò như cầm lên một vật gì, rồi vừa đi vừa đỡ cái vật vô hình đó trên không, chẳng dám nói là mình không nhìn thấy gì!

Ngoài phố mọi người cũng liên tục trầm trồ khen bộ quần áo mới của hoàng đế vì không ai muốn mang tiếng là ngu xuẩn hoặc không làm tròn trách nhiệm. Nhưng rồi, từ một góc nào đó, một đứa bé thốt lên:

– Kìa! Hoàng đế cởi truồng kìa.

Mọi người chung quanh đều nghe rõ câu nói của đứa bé nhưng ai cũng giả vờ như… chẳng nghe. Ðức vua truyền lệnh quay về lập tức… Có lẽ ngài cảm thấy choáng váng… Một chiếc kiệu vàng được vời đến, bốn chiếc rèm ngọc được buông xuống và đoàn nhạc cất cao bản “Hồi cung”.

4. Cô bé bán diêm

Tìm hiểu thêm: Những câu chuyện cổ tích về lòng trung thực

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Truyện kể về một cô bé nghèo khổ mồ côi mẹ, sống với một người cha hà khắc hay uống rượu và hay đánh đập con. Cô bé phải đi bán diêm đem tiền về cho cha nếu không sẽ bị đánh. Đêm cuối năm, ngoài trời lạnh cóng, cô bé đi chân đất vì một chiếc giày đã bị xe ngựa cán qua và chiếc còn lại bị một thằng bé xấu tính ném mất nhưng lại không dám về nhà vì chưa bán được que diêm nào. Cô bé ngồi nép vào một góc tường giữa hai căn nhà để mong giữ chút hơi ấm rồi đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng mọi thứ tan biến khi que diêm tắt và cô bé đã chết cóng. Ngày đầu năm đường phố hiện lên hình ảnh một thiên thần với nụ cười trên môi nằm trên tuyết trắng. Cô bé đã lên thiên đàng cùng với bà của mình.

Đọc thêm: https://sachhay24h.com/co-be-ban-diem-a430.html

5. Cô Bé Tí Hon Thumbelina

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Mỗi câu chuyện cổ tích đều đưa các bạn nhỏ vào một thế giới phép màu đầy huyền diệu. Những phép màu đó giúp cho những người nghèo khổ bớt đi nỗi vất vả, những người tốt bụng được hạnh phúc và những người xấu bị trừng trị. Câu chuyện Cô Bé Tí Hon Thumbelina cũng là một câu chuyện đầy phép màu của nhà văn Andersen. Câu chuyện kể về cô bé tí hon được sinh ra từ hạt mầm tên là Thumbelina. Cô rất xinh đẹp, hát hay nhưng lại không thể lớn lên được. Một ngày nọ, cô bị một con cóc xấu xí, to lớn mang đi và bắt Thumbelina phải lấy con của nó. Nàng không chịu và may mắn thoát được và lạc đến chỗ của lũ chuột. Để không phải lấy một con chuột, nàng phải chạy trốn và lạc đến một vương quốc tí hon. Ở đó nàng gặp chàng hoàng tử khôi ngô và hai người đã sống hạnh phúc.

Đọc thêm: https://sachhay24h.com/co-be-ti-hon-a379.html

6. Nàng tiên cá

Câu chuyện được bắt đầu…Giữa biển cả mênh mông, nơi có làn nước trong vắt như pha lê…nơi đây có cung điện của Hải vương sừng sững mọc lên. Hải vương có 6 người con gái. Nàng út là đẹp nhất trong sáu chị em. Nàng có nước da mịn màng, trong suốt và đôi mắt xanh biếc như biển xanh sâu thẳm…Nhưng cũng giống như các chị, nàng không có đôi chân vì phần dưới cơ thể nàng lại là một chiếc đuôi cá. Rồi cái ngày nàng út 15 tuổi, nàng được tự do ngắm nhìn mặt biển…và cũng đúng ngày hôm đó nàng đã gặp con người, giải thoát vị hoàng tử khỏi cơn bão biển. Cũng kể từ đó thì lòng mong ước được sống trong thế giới người trong nàng lại càng lớn lên. Nàng tiên cá cũng không thể nào quên được chàng hoàng tử. Dẫu rất sợ, nhưng nàng vẫn cứ quyết tới nhà bà phù thuỷ của biển khơi để được giúp đỡ. Yêu cầu của nàng được chấp thuận cùng với lời nguyền: Nếu không chiếm được tình yêu của chàng hoàng tử, thì trái tim sẽ vỡ tan và sẽ biến thành những đám bọt lênh đênh trên mặt biển … nàng tiên cá đã chấp nhận đánh đổi nhưng cuối cùng vì hạnh phúc của chàng, nàng chấp nhân biến mất mãi mãi.

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

Đọc chi tiết truyện cổ tích “Nàng tiên cá”:

Ngày xửa ngày xưa, tận dưới đáy đại dương mênh mông xanh thẳm, nơi đó có một lâu đài nguy nga tráng lệ, nơi mà vua Thủy Tề và các cô con gái sinh đẹp của ông sinh sống. Vua Thủy tề với trí óc thông thái, bộ râu ông dài và trắng một màu như cước. Ông sống trong lâu đài uy nga đó và một mình trị vì biển khơi.

Vua Thủy Tề có một cô con gái út rất xinh đẹp tên là Ariel, nàng cực kì xinh đẹp, giọng hát của nàng trong trẻo mát xanh tựa như những dòng nước sâu dưới biển khơi.

Vua Thủy Tề nói với con gái mình: “Ariel yêu dấu, con có một chất giọng thật tuyệt vời, mỗi khi con cất lên tiếng hát, tất cả những loài vật dưới biển khơi này đều tụ tập từng đàn rất đông nghe con hát. Cả những con trai bình thường chúng chỉ ẩn nấp dưới lớp vỏ cứng cũng mở miệng ra tán thưởng, để lộ ra những viên ngọc quý, và đàn sứa cũng dừng trôi để nghe tiếng hát trong trẻo của con”.

Nàng tiên cá vẫn hay ngồi ngắm những làn ánh sáng chiếu xuống từ mặt trời rọi xuyên quan những làn nước sâu mờ mờ ảo ảo.

Nàng tiên cá Ariel nói với những người chị của mình rằng: “Em ước một ngày nào đó cỏ thể lên trên kia ngắm nhìn bầu trời, em thấy lũ cá nói với nhau rằng trên đó rất đẹp, trên đó có con người và cả những bông hoa rất đẹp với đầy đủ màu sắc”.

Những người chị nói với cô em út: “Rồi điều ước của em sẽ thành hiện thực mà, em cứ chờ cho tới khi em tròn 15, lúc đó cha sẽ cho phép em được bơi lên mặt nước giống như là các chị vậy”. Vâng em sẽ cố gắng chờ dến ngày đó – Ariel đáp.

Hàng ngày, các nàng tiên cá chỉ được bơi lên trên mặt nước vào đêm. Khi những người chị trở về, Ariel hỏi các chị gái: “Trên đó các chị thấy những gì vậy, kể cho em nghe”.

Nàng nghe các chị mình kể những gì họ dã nhìn thấy để thỏa mãn chí tò mò của một cô gái đang trong tuổi lớn. Trong lúc các chị lên trên mặt nước chơi đùa thì Ariel phải ở lại chơi với các bạn cá ngựa và cá heo.

Năm tháng trôi đi, cuối cùng thì ngày sinh thứ 15 của nàng Ariel cũng đã tới. Trước ngày hôm đó, Ariel rất hồi hộp: “Em không ngủ được các chị ạ, đến sáng ngày mai là em đã bước sang tuổi 15 rồi, thế là em có thể lên mặt nước vui đùa cùng các chị rồi”.

Buổi sáng hôm ấy, Vua Thủy Tề gọi cô con gái út và nói: “Cha chúc mừng sinh nhật con cái út của cha, đến giờ con đã tròn 15 và con có thể cùng các chị gái của mình lên mặt nước để hít thở và ngắm nhìn bầu trời rồi. Nhưng con hãy nhớ điều cha dặn, thế giới chúng ta là ở dưới biển, trên đó không phải là thế giới của chúng ta, con có thể lên trên đó để ngắm nhìn mặt biển và bầu trời. Chúng ta không thuộc về thế giới của loài người nên con hãy nhớ hãy tránh xa họ ra, họ chỉ đem lại những xui xẻo cho chúng ta mà thôi”.

Ariel nói: “Con sẽ nhớ lời cha dặn dò, con cảm ơn cha”.

Ngay lập tức, với sự háo hức của mình, nàng bơi ngay lên mặt nước. Trên đường nàng đi, các bạn cá heo cá ngựa vẫn hay vui đùa cùng nàng chúc nàng đi chuyến đi đầu tiên lên mặt nước vui vẻ.

Ariel nôn nóng đáp: “Mình đi đây, chúng mình gặp lại nhau sau nhé”.

Khi nàng lên tới mặt nước, bầu trời đã bắt đầu tối sẩm, trên trời những ngôi sao dần dần hiện rõ và lấp lánh. Ariel vui sướng kêu lên: “Đẹp quá, lần đầu tiên mình được trông những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời rộng lớn”

Phía trước là cái gì vậy? Một con thuyền. Thêm một điều nữa làm cho nàng tiên cá Ariel cảm thấy ngạc nhiên và thú vị

Con tàu đang tiến chầm chậm tới tảng đá mà Ariel đang ngồi. Đoàn thủy thủ thả neo để cho con thuyền đỗ tại một nơi sóng yên biển lặng.

Ariel cảm thấy rất thích thú khi nhìn những thủy thủ trên con tàu làm việc, họ thắp lên những ngọn đuốc, nàng còn nghe rất rõ họ nói chuyện với nhau: “Đến lúc chúng ta nghỉ ngơi ăn bữa tối rồi, nào các bạn ơi hãy mau lên bờ thôi”.

Ariel nghĩ “Mình muốn tới nói chuyện với họ quá, nhưng mình không có đôi chân như họ, mình có cái đuôi dài và không bao giờ giống họ được”.

Nàng tiên cá còn nghe thấy thêm nhiều giọng nói vang lên, một lát sau những chùm ánh sáng với đủ màu sắc rực rỡ xuất hiện trên bầu trời của những luồng pháo hoa nổ giữa bầu trời đêm.

Xin chúc mừng sinh nhật hoàng tử, vị thuyền trưởng của chúng ta. Hôm nay là sinh nhật thứ 20 của người, chúc hoàng tử luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Xin cám ơn các bạn của ta – Hoàng tử đáp.

Ariel tự hỏi “Sinh nhật của ai vậy nhỉ ?

Nàng thấy ở trên boong tàu, xuất hiện một chàng trai vẻ ngoài cực kì khôi ngô và tuấn tú, mọi người đang vui vẻ chúc mừng sinh nhật chàng trai. Ariel ngắm nhìn chàng trai say đắm, nàng thốt lên: “ôi hoàng tử mới đẹp làm sao!”

Bữa tiệc sinh nhật vẫn diễn ra, đột nhiên hoàng tử sẩy chân ngã khỏi boong tàu, chàng ngã rơi xuống dưới biển. Ariel vội vàng bơi nhanh ra cứu chàng, nàng vừa bơi vừa đẩy hoàng tử lên phía bờ biển.

Hoàng tử nằm trên bãi cát, đôi mắt hoàng tử vẫn nhắm nghiền. Ariel luống cuống: “Giờ ta phải làm thế nào đây?”

Nàng ngồi bên cạnh chàng hoàng tử suốt cả đêm. Khi mặt trời bắt đầu ló lên khỏi mặt đất cũng là lúc nàng tiên cá phải trở về với biển khơi.

Hoàng tử dần dần tỉnh dậy khi ánh nắng đầu tiên của mặt trời rọi xuống. Chàng tự hỏi: “Cô gái xinh đẹp hôm qua đã cứu mình đâu? Nàng thật xinh đẹp, giọng nói nàng thật tuyệt vời. Giờ mình phải trở về cung điện đã, chắc mọi người đang rất lo lắng cho mình”.

Hoàng tử rời bãi biển để quay về cung điện, ngày hôm sau, hoàng tử lên con tàu và gửi lời cảm ơn tới người con gái đã cứu sống chàng mà chàng chưa hề biết tên. Chàng nói to: “Xin càm ơn nàng, cảm ơn nàng đã cứu ta, người con gái vô cùng xinh đẹp”

Khi trở về tới thủy cung, các chị gái nàng hỏi sao nàng lại ở trên bờ lâu đến thế. Nàng tiên cá Ariel định kể lại câu chuyện của mình cho các chị nghe nhưng nàng ngập ngừng rồi không nói. Nàng bật khóc và trở về phòng.

Một người chị của nàng vào phòng hỏi: “Ariel, em đã trở về được 3 ngày rồi, em đã gặp chuyện gì trên đó mà từ lúc về em không chịu ăn uống gì cả?”

Ariel nói với chị: “Chị à, em muốn được kết hôn với hoàng tử”.

Người chị ngạc nhiên nói: “Sao lại thế được em, chúng ta và con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là tiên cá, không thể kết hôn cùng với con người được. Em hãy từ bỏ ý nghĩ ngốc nghếch đó đi. Có thể mụ phù thủy sẽ có cách giúp em”

Nàng liền bơi tới chỗ mụ phù thủy….

…Ta đang gặp ai đây, ôi công chúa Ariel, điều gì mang công chúa tới gặp ta vậy?

Ariel nói: “Tôi muốn được trở thành con người”

Mụ phù thủy hỏi: “Vậy là công chúa muốn bỏ đi cái đuôi và muốn có hai chân như con người phải không?”

Ariel trả lời ngắn gọn: “Đúng vậy

Điều này không hề dễ dàng đâu, công chúa sẽ cực kì đau đớn vì khi đó ta phải dùng một thanh kiếm sắc cắt đi chiếc đuôi của người. Và mỗi khi công chúa đặt chân len mặt đất thì công chúa sẽ chịu rất nhiều đau đớn.

Ariel nói: “Không sao hết, miễn là tôi có thể được đặt chân lên mặt đất để gặp lại hoàng tử thêm một lần nữa”

Mụ phù thủy ra điều kiện: “Thế công chúa sẽ trả công cho ta ra sao? Nếu như ta giúp công chúa, công chúa sẽ phải trao cho ta giọng hát hay nhất biển khơi này của người, và như thế thì người sẽ không bao giờ nói được nữa. Và công chúa hãy nhớ một điều rằng, nếu như vị hoàng tử mà công chúa yêu lại đem lòng kết hôn cùng với một người con gái khác thì công chúa sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại làm tiên cá được nữa. Công chúa sẽ bị tan biến như bọt biển

Ariel đáp: “Được, ta đồng ý

Mụ phù thủy lấy ra một chiếc vỏ sò và thu lại giọng hát trong trẻo của nàng, mụ đưa nàng một liều thuốc thần.

Nàng tiên cá Ariel mang liều thuốc thần đó bơi lên trên mặt nước. Khi lên tới bờ, nàng đã uống thuốc thần và ngã ra ngất xỉu.

Khi tỉnh dậy, nàng thấy khuân mặt thân yêu của của chàng hoàng tử đang mỉm cười với nàng.

Xin chào cô gái, nàng đừng sợ. Ta thấy nàng nằm bất tỉnh nơi đây, giờ nàng thấy trong người sao rồi?

Ariel định cất tiếng trả lời hoàng tử nhưng giờ nàng đã bị mất đi giọng nói.

Nàng đừng sợ, đã có ta ở đây rồi. Nhà nàng ở đâu? Nàng từ đâu tới?

Ariel vì mất giọng nói nên vẫn im lặng

Hoàng tử nói: “Ta xin lỗi nàng, thôi giờ nàng hãy theo ta về lau đài để ta có thể tiện chăm sóc”

Những ngày sau, cuộc sống của nàng tiên cá Ariel đã như bước sang trang mới. Tuy nhiên, mụ phù thủy đã cảnh báo nàng rằng mỗi bước chân của nàng sẽ rất đau đớn như kim đâm, nàng tiên cá vẫn cố gắng chịu đựng và không hề kêu than.

Hoàng tử rủ nàng đi dạo trên bờ biển. Ariel và hoàng tử dạo bước thì bỗng nhiên hoàng tử đứng lại và kiếm tìm xung quanh.

Hoàng tử nói: “Nàng có nghe thấy giọng hát đó không, giọng hát này là của một cô gái du dương bên tai ta khi ta được cô gái đó cứu sống từ biển khơi”

Ariel rất ngạc nhiên

Hoàng tử quay lại và thấy một cô gái cực kì xinh đẹp đang đứng ngay trước mặt mình. Đó chính là cô gái mà do mụ phù thủy biến thành. Sau khi lấy được giọng hát ngọt ngào của Ariel, mụ đã lấy tên là Vanessa. Tiếng hát ngọt ngào đó mụ giấu trong một chiếc vò sò và đeo trên cổ.

Hoàng tử nói: “Thật là một giọng hát tuyệt vời, ta yêu giọng hát ấy”

Mụ phù thủy nói: “Em xin cảm ơn hoàng tử, hoàng tử cũng rất là điển trai”

Hoàng tử nói tiếp: “Nàng hãy theo ta về cung điện

Mụ phù thủy đáp: Vâng, vậy em xin nghe theo lời chàng

Thế là cả 3 người cùng trở về lâu đài. Ngày qua ngày, mụ phù thủy dùng vẻ đẹp bên ngoài do dùng phép và giọng hát lấy được từ Ariel quyến rũ hoàng tử. Cuối cùng, hoàng tử cũng quyết định kết hôn cùng Vanessa.

Hoàng tử hỏi nàng tiên cá Ariel: “Ta muốn kết hôn cùng với Vanessa, nàng thấy thế nào?”

Khi nghe thấy hoàng tử nói vậy, trái tim của Ariel đã hoàn toàn tan vỡ, nước mắt nàng cứ trào ra nhưng nàng vẫn gật đầu với hoàng tử.

Thôi, anh phải đi để chuẩn bị cho lễ cưới thôi, hôn lễ sẽ được tổ chức vào tối mai, ngay tên tại boong tàu.

Ariel buồn lắm, nhưng nàng cũng không biết phải làm gì cả.

Sang ngày hôm sau, tất cả mọi người lên trên tàu và khởi hành ra ngoài biển khơi. Vanessa đã ăn mặc rất lộng lẫy.

Hoàng tử hỏi: “Vanessa, nàng đã xong chưa? Ra đây cho ta ngắm nàng một chút nào

Vâng, em ra ngay đây, chàng đợi em một chút

Bỗng nhiên hoàng tử thấy Vanessa gào lên: Không! Không thể nào!

Hoàng tử hỏi: “Có chuyện gì mà nàng hốt hoảng vậy Vanessa?”

Thì ra, chiếc vỏ sò mà Vanessa đeo trên cổ đã rơi xuống đất và vỡ tan tành, nhờ thế mà giọng hát của nàng tiên cá Ariel được giải thoát trở về với cô.

Ariel nói: “Hoàng tử, Vanessa là phù thủy đấy”

Hoàng tử ngạc nhiên nói: “Ta không hiểu chuyện gì nữa, chuyện gì đang diễn ra? Sao nàng lại có giọng nói cả Vanessa?”

Ariel kể lại toàn bộ chuyện của nàng với hoàng tử. Hoàng tử nghe xong mới ngỡ ra: “Vậy nàng chính là người đã cứu ta sao? Vậy là ta đã suýt chút nữa cưới nhầm Vanessa. Nàng đã cứu ta thêm một làn nữa, Ariel nàng mới là người con gái mà ta đang tìm kiếm, hãy lấy ta nhé Ariel ?”

Vâng, em đồng ý…

Ngay khi Ariel nói dứt lời thì mụ phù thủy kéo Ariel lôi nàng xuống dưới biển. Ngay khi chạm mặt nước, Ariel đã trở lại hình dạng tiên cá như trước.

Vua Thủy Tề linh càm thấy có chuyện chẳng lành sảy ra nên liền lập tức đi cứu Ariel. Thấy cha mình xuất hiện, Ariel kêu cứu: “Cha ơi cứu con

Vua thủy tề ra lệnh: “Ngươi hãy thả con gái ta ra ngay

Mụ phù thủy nói: “Ngươi không cứu được con gái ngươi đâu, giờ nó là nô lệ của ta”

Vua Thủy Tề chĩa mũi đinh ba vào mụ phù thủy phóng ra một tia sét, sức mạnh của nó làm mụ phù thủ phải rời tay khỏi Ariel. Mụ bị thương và chìm xuống dưới đáy biển. Ariel được giải thoát.

Con đừng lo, mụ ta sẽ không bao giờ sống lại để hại con nữa

Cha ơi, nhưng con muốn….

Cha biết, con muốn được kết hôn với hoàng tử

Vâng cha

Được, giờ ta sẽ biến con trở thành con người mãi mãi, và từ nay con sẽ không thể làm một nàng tiên cá được nữa, con có chịu không?

Con đồng ý thưa cha

Vua Thủy Tề biến Ariel thành con người, trên thuyền hoàng tử đã tận mắt trông thấy những điều sảy ra, chàng dùng dây kéo nàng lên boong thuyền.

Ariel nói: Kia là cha em, còn kia là các chị gái của em

Hoàng tử giơ tay vẫy chào họ.

Vua Thủy Tề ban phúc: Chúc hai con trăm năm hạnh phúc ! Hãy nhớ yêu thương nhau đến trọn đời!

Hoàng tử và Ariel tổ chức một đám cưới linh đình và mọi người chúc họ hạnh phúc mãi mãi.

7. Truyện cổ tích Bầy chim thiên nga

11 người anh trai của cô công chúa nọ đã biến thành bầy chim thiên nga do lời nguyền rủa của mụ phù thủy. Cô bé rất thương các anh nhưng lại không thể làm gì để cứu họ, chỉ có thể gặp họ trong hình dáng con người lúc mặt trời đã lặn.

Khi biết rằng áo dệt từ sợi cây tầm ma có thể biến các anh trở về nguyên dạng, nàng đã ra nghĩa địa tìm tầm ma và miệt mài dệt hết chiếc áo này đến chiếc áo khác. Những chiếc gai làm tay nàng rướm máu, những lời nghi kỵ từ dân chúng và quần thần khi nàng làm vợ vua mà lại lén lút ra nghĩa địa đã suýt làm nàng bị xử tử. May mắn thay, câu chuyện đã khép lại bằng một kết thúc có hậu. Một thông điệp về tình cảm gia đình, cụ thể là tình anh em và sự hi sinh, nhẫn nhục đã được truyền tải trọn vẹn qua lối kể chuyện gần gũi của An-đéc-xen.

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

   Ở nơi xa, xa đây lắm, nơi chim nhạn bay đến vào mùa thu, có một nhà vua có mười một con trai và một con gái tên là Li-dơ. Mười một con trai trẻ tuổi ấy đều đeo thánh giá trên ngực và gươm bên mình. Ở trường, họ viết trên những tấm bảng bằng vàng với những con dao nhọn bằng kim cương, họ đọc thông và rất thuộc bài. Họ thật xứng đáng là những hoàng tử. Cô em út, nàng Li-dơ, thường ngồi trên một chiếc ghế bằng thủy tinh, tay cầm một cuốn sách có nhiều tranh vẽ, riêng cuốn sách ấy cũng đáng giá bằng nửa giang sơn của bất cứ một vua chúa nào. Họ sống rất sung sướng, nhưng chẳng được bao lâu.

   Vua cha góa vợ. Ngài tục huyền với một bà hoàng hậu độc ác, bà chẳng yêu những đứa trẻ đáng thương kia chút nào, ngay từ ngày đầu, lũ trẻ đã cảm thấy như vậy.

   Hôm ấy, ở lâu đài mở hội và lũ trẻ được tham dự. Nhưng thay vì bánh ngọt và táo nấu chín mà các hoàng tử và công chúa thường được ăn, hoàng hậu chỉ cho họ ăn cát và bảo rằng đối với họ như vậy là tốt lắm rồi.

   Tuần sau, mụ sai người dẫn cô bé đến ở trong một gia đình nông dân. Chỉ trong một thời gian ngắn, mụ đã tìm cách làm cho vua cha hết thương con và chẳng lưu ý gì đến họ nữa. Mụ ấy chính là một tay phù thủy. Một hôm, mụ nói với mười một hoàng tử:

 – Chúng mày hãy cút khỏi nơi đây, đi khắp thế gian mà kiếm ăn như những con chim đã đủ lông đủ cánh.

   Nhưng mụ không thể làm hại họ như mụ mong ước vì họ đã biến thành một bầy thiên nga lộng lẫy, vừa bay qua vườn thượng uyển và cánh rừng gần đấy vừa cất lên những tiếng kỳ quái.

   Đến sáng, bầy thiên nga bay qua túp lều, nơi công chúa Li-dơ đang ngủ trên chiếc giường xinh xắn. Bầy thiên nga lượn trên mái nhà, vươn cổ ra và vỗ cánh ầm lên, nhưng chẳng ai nhìn thấy và nghe thấy gì cả. Bầy thiên nga tiếp tục bay, bay tít trên cao giữa các tầng mây, mỗi lúc một xa. Cả bầy bay về phía khu rừng âm u dọc bờ biển.

   Cô bé Li-dơ ở lại túp lều tranh. Chẳng có trò chơi gì khác, cô chơi với mấy chiếc lá xanh. Cô lấy kim chọc vào một lá và nhìn qua lỗ lên mặt trời. Cô tưởng tượng thấy những cặp mắt sáng ngời của các anh và mỗi lần ánh nắng rọi vào má, cô tưởng đó là những chiếc hôn nồng cháy của các anh cô.

   Những ngày buồn bã lần lượt trôi qua. Khi gió thổi qua bụi hồng trước nhà, gió hỏi hồng:

 – Còn ai đẹp hơn các bạn nữa không?

   Cả khóm hồng vừa lắc lư vừa nói:

 – Có chứ, có nàng Li-dơ!

   Chủ nhật, khi bà cụ nông dân ngồi đọc kinh trên ngưỡng cửa, gió đến giở các trang sách và hỏi:

 – Còn có ai ngoan đạo hơn sách không?

 – Có chứ, có nàng Li-dơ! – Quyển sách đáp và hoa hồng cũng bảo là đúng như thế.

   Khi lên mười lăm tuổi Li-dơ được trở về cung vua. Nhưng khi hoàng hậu thấy nàng đã trở nên muôn phần xinh đẹp, mụ lại không nén nổi lòng tức giận. Mụ muốn biến nàng thành thiên nga, nhưng mụ không dám, vì đức vua muốn gặp mặt công chúa.

   Sáng sớm hôm sau, hoàng hậu vào phòng tắm làm toàn bằng đá hoa, có nệm êm và thảm rực rỡ phủ khắp phòng. Mụ bắt ba con cóc, hôn chúng và bảo con thứ nhất:

 – Cóc hãy nhảy lên đầu con Li-dơ lúc nó vào tắm làm cho nó cũng sẽ đần độn như cóc.

   Rồi mụ dặn con thứ hai:

 – Cóc hãy bám vào trán nó, làm cho nó xấu xí như cóc để cha nó không nhận ra nó nữa.

   Sau cùng, mụ nói với con thứ ba:

 – Cóc hãy bám vào tim nó, gợi cho nó những ý nghĩ xấu để cho nó và những kẻ khác phải khổ sở.

   Nói rồi, mụ thả ba con cóc vào nước làm nước biến ngay thành màu xanh ngắt, mụ gọi nàng Li-dơ vào, cởi quần áo cho nàng và bắt nàng phải tắm. Khi Li-dơ vừa bước vào bồn nước thì con cóc thứ nhất bám vào tóc nàng, con thứ hai bám vào trán nàng và con thứ ba bám vào ngực nàng.

   Hình như Li-dơ không biết gì cả và khi nàng bước ra khỏi bồn nước thì ba đóa hoa anh túc nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nếu cóc không có nọc độc và mụ phù thủy không ôm hôn chúng thì chúng đã biến thành ba bông hồng. Tuy nhiên, chúng cũng đã biến thành hoa vì chúng đã bám vào đầu và tim nàng Li-dơ. Vì nàng rất ngoan đạo và tâm hồn rất trong trắng nên ma thuật không thể làm gì được nàng.

   Khi mụ hoàng hậu độc ác thấy thế mụ bèn lấy nhựa vỏ trái hồ đào sát vào người Li-dơ làm cho nàng đen thui đi, mụ còn xoa thuốc mỡ thối vào mặt nàng và làm rối bù bộ tóc dài và đẹp của nàng. Không còn có thể nhận ra nàng Li-dơ xinh đẹp nữa.

   Khi vua cha nhìn thấy nàng, ngài khiếp sợ và tuyên bố rằng nàng không phải là con gái mình. Chẳng ai muốn nhận nàng, ngoài con chó giữ nhà và đàn chim nhạn, nhưng chúng chỉ là những con vật khốn nạn, có nói cũng chẳng ai thèm nghe.

   Nàng Li-dơ đáng thương khóc sướt mướt và nghĩ đến các anh nàng. Nàng buồn bã trốn khỏi cung vua, lang thang suốt ngày ngoài đồng và cuối cùng nàng đi tới một khu rừng lớn. Nàng chẳng biết rồi sẽ đi đến đâu nữa. Tuy nhiên, trong lúc buồn nản, nàng vẫn luôn luôn muốn đi tìm các anh nàng, giờ đây chắc hẳn cũng đang lang thang khắp thiên hạ như nàng.

   Nàng vừa đi được vài bước trong rừng thì trời sắp tối. Nàng bị lạc và chẳng còn có thể tìm thấy đường nữa. Nàng nằm xuống đám rêu, cầu kinh xong thì gối đầu lên một rễ cây. Mọi vật im lìm. Không khí êm dịu. Quanh nàng, trong vòm lá, hàng trăm đom đóm lấp lánh nom như những đốm lửa xanh. Khi nàng lắc một cành cây thì trông thật giống như một trận mưa sao rơi xuống.

   Suốt cả đêm nàng mơ tưởng đến các anh. Nàng mơ thấy nàng và các anh nàng đang chơi đùa lúc còn ấu thơ, viết lên những tấm bảng bằng vàng với những con dao nhọn bằng kim cương và xem cuốn sách có nhiều tranh vẽ đáng giá bằng nửa giang sơn của bất kỳ một vị vua chúa nào. Nhưng trên bảng, họ không những chỉ viết những con số không hoặc gạch dưới những nét cổ mà còn viết những thành công của họ và tất cả những gì họ đã trông thấy hoặc đã xảy ra trong quãng đời phiêu bạt của họ.

   Trong cuốn sách tất cả người và vật vẽ trong các tranh đều cử động. Chim ca hát. Người bước ra khỏi tranh để nói chuyện với Li-dơ và các anh nàng. Mỗi lần người xem giở sang trang khác, người và vật trong tranh không bị xáo trộn.

   Khi Li-dơ tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao quá chân trời. Nàng không nhìn rõ mặt trời, vì những gốc cây lớn tỏa cành rậm rạp xuống đến tận đầu nàng. Nhưng những tia nắng cũng xuyên kẽ lá và lấp lánh như những đóa hoa bằng vàng.

   Không khí ngát hương thơm. Chim ca hót và bay đến đậu trên vai nàng công chúa. Nàng nghe thấy tiếng nước róc rách, trên các dòng suối và đổ vào một cái đầm, cây lá xanh rờn bao quanh. Quanh đầm toàn là bụi cây rậm, nhưng có một quãng, hươu nai đi lại thành lõng nên Li-dơ có thể theo đấy mà đến tận bờ đầm. Nàng nhìn xuống. Nước trong vắt và từng chiếc lá in hình rất rõ trên mặt nước đến nỗi, nếu gió không làm rung cây, người ta có cảm tưởng như cành lá được họa lên trên đáy ao.

   Chợt nhìn thấy bóng mình trong nước, nàng ghê sợ vì thấy mặt mày đen thui xấu quá đi mất. Nàng lấy bàn thay xinh xắn vốc nước vuốt lên mắt và lên trán, da dẻ nàng trở lại trắng trẻo như cũ. Nàng cởi quần áo lội xuống nước. Chưa bao giờ có một nàng công chúa đẹp đến thế. Sau khi mặc quần áo xong, nàng uống một ngụm nước suối, rồi đi sâu vào rừng thẳm, cũng chả biết là sẽ đi đến đâu cả.

   Nàng tưởng nhớ đến các anh, đến Thượng Đế chí nhân. Chắc chắn là người sẽ không bao giờ bỏ rơi nàng. Người sinh ra những cây táo dại dành cho kẻ đói và nàng đã run rủi tìm được một cây trĩu quả. Nàng dừng lại ăn táo rồi lại lên đường. Cảnh vật im phăng phắc đến nỗi nàng nghe thấy cả bước chân nàng đi và tiếng lá rào rạo dưới chân nàng. Không có lấy một bóng chim. Không có lấy một tia sáng xuyên qua những cành cây to lớn rạm rạp. Nhìn xa những cây cao mọc sít vào nhau, như một hàng rào sắt.

   Chưa bao giờ Li-dơ thấy một cảnh tĩnh mịch như vậy…

Đêm đến, nàng càng lo ngại. Trong rêu chẳng có lấy một con đom đóm nào. Nàng nấp vào một nơi để ngủ. Nàng mơ thấy vòm lá rẽ ra và Thượng Đế chí nhân đang nhìn nàng, các tiên đồng xinh xắn đáng yêu đang bay lượn trên đầu nàng. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, nàng chẳng còn biết rằng đã nằm mơ hay đã chứng kiến một cảnh thật.

   Nàng lại lên đường. Đi được mấy phút nàng gặp một bà lão tay mang một giỏ đầy mận. Bà cho Li-dơ mấy quả, nàng hỏi bà có thấy mười một hoàng tử qua cánh rừng không?

 – Không – Bà cụ trả lời – Nhưng hôm qua ta đã trông thấy mười một con thiên nga, mỗi con đội một chiếc mũ miện bằng vàng, đỗ xuống bơi lội trên dòng suối gần đấy.

   Bà đưa Li-dơ đến một bờ suối. Những cành cây dài rậm lá hai bên bờ suối giao nhau thành một cái nôi trên mặt nước. Li-dơ chia tay bà cụ và đi men suối tới tận quãng suối đổ ra đại dương. Trước mắt nàng là biển cả mênh mông, xanh ngắt, không một cánh buồm, một bóng thuyền. Làm thế nào mà đi xa hơn nữa bây giờ?

   Nàng ngắm những hòn đá cuội trên bờ bể, nhiều vô kể, nước biển đã mài tròn đi. Thủy tinh, sắt, đá, tất cả những vật gì trôi dạt đến đấy đều bị nước mài nhẵn thín, mịn như bàn tay của nàng công chúa.

 – Đại dương – Nàng nghĩ thầm – đã đẩy mọi vật lăn không ngừng và cuối cùng trở nên trơn tru. Ta cũng muốn không bao giờ mệt mỏi. Làn sóng trong vắt! Ta hiểu sóng muốn dạy ta điều gì rồi. Một ngày kia nhất định ta sẽ tìm thấy các anh ta.

   Nàng nhìn thấy giữa đám rong bể mười một chiếc lông thiên nga. Nàng lượm lấy, chắp thành một bó. Nhiều giọt nước lấp lánh trên lông. Chẳng hay đó là nước biển, hay là nước mắt? Nàng đứng một mình trên bờ biển, nhưng không để ý đến điều đó, nàng mê mải ngắm nhìn cảnh biến đổi không ngừng của biển cả. Khi có một đám mây đen bay tới, biển như muốn bảo nàng:

 – Coi chừng, ta sắp bực mình đây.

   Khi gió nổi, sóng biển ngầu bọt lên. Khi mây đỏ sẫm lại, gió lặng xuống thì biển trông như một khối đá hoa màu hồng. Nước biển khi xanh, khi trắng, nhưng dù biển lặng đến đâu, lúc nào cũng có tiếng nước vỗ nhè nhẹ bên bờ. Nước nhẹ nhàng dâng lên hạ xuống như lồng ngực của một đứa trẻ đang ngủ.

   Khi mặt trời lặn, Li-dơ nhìn thấy ở chân trời hiện ra mười một con thiên nga lớn, lông trắng, đầu đội mũ miện bằng vàng, đang bay về phía đất liền. Chúng bay nối đuôi nhau thành hình một dải trắng dài.

   Nàng chạy đến một quãng bờ cao và nấp sau một bụi cây. Đàn thiên nga sà xuống gần nơi nàng và vỗ những bộ cánh rộng và trắng. Khi mặt trời vừa lặn, bỗng lông chim rụng hết và Li-dơ thấy hiện ra mười một hoàng tử xinh đẹp, các anh nàng. Nàng reo to lên, mặc dù họ đã biến đổi nhiều, nhưng nàng cảm thấy ngay đấy chính là các anh nàng. Nàng chạy lại ôm chầm lấy họ và tíu tít gọi tên từng người.

   Khi họ nhận ra cô em út, giờ đã lớn và xinh đẹp hơn xưa, họ mừng quýnh lên. Họ vừa cười vừa khóc và thuật lại sự độc ác của mụ dì ghẻ. Hoàng tử cả nói:

 – Các anh bắt buộc phải bay lượn suốt ngày, chỉ được trở lại thành người khi mặt trời lặn, do đó các anh phải bay sát đất liền vào lúc gần tối. Nếu lúc ấy các anh còn bay trên cao thì các anh sẽ rơi xuống đất.

Đây không phải là nơi mà các anh ở, các anh ở bên kia biển có trong một xứ sở cũng đẹp như xứ sở này. Đường sang nơi ấy rất xa, phải vượt qua đại dương và nửa đường không có hòn đảo nào để có thể ngủ đỗ lại được. Ở chính giữa đại dương chỉ có một tảng đá mà các anh có thể chen chúc nhau mà nghỉ chân. Khi có thủy triều, nước dâng lên tận chỗ các anh đậu, tuy thế các anh vẫn đội ơn Thượng Đế đã đặt ở đấy một tảng đá để các anh có chỗ nghỉ đêm khi trở lại thành người. Không có tảng đá ấy, các anh không thể nào trở lại Tổ quốc, vì muốn vượt đại dương, mỗi năm các anh phải bay trong hai ngày, hai ngày dài nhất trong một năm. Mỗi năm một lần các anh được phép về đây và nghỉ lại mười một ngày. Lúc đó các anh bay lượn trên khu rừng lớn, các anh nhìn tòa lâu đài nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta và nơi cha chúng ta đang ở, nhìn vào gác chuông nhà thờ cao vút, gần đấy là nơi mẹ thân yêu của chúng ta đang yên nghỉ. Nơi đây cây cối và bờ bụi đều là những người đốt than hát lên những bài hát cổ đã giúp cho chúng ta nhảy múa khi chúng ta còn bé. Hình như có cái gì thu hút các anh về chốn này, và cuối cùng các anh lại tìm thấy em, em gái bé nhỏ của các anh! Các anh còn ở đây hai ngày, rồi lại phải vượt biển để quay về xứ sở xinh đẹp, xa lạ kia. Hay là các anh đưa cả em đi. Nhưng các anh chẳng có tàu bè gì cả, biết làm thế nào?

 – Em có thể làm cách nào cứu được các anh không? – Nàng Li-dơ hỏi.

   Và họ chuyện trò gần suốt đêm. Họ chỉ ngủ được trong giây lát. Bỗng có tiếng cánh chim đập trên đầu làm Li-dơ tỉnh giấc. Đó là mười một hoàng tử lại biến thành thiên nga đang bay lượn vòng trên đầu nàng. Họ bay lên, bay cao mãi, rồi bay xa.

   Nhưng một hoàng tử, cậu út, ở lại một mình bên em gái. Cậu rúc đầu vào lòng nàng, còn nàng thì vuốt ve bộ lông thiên nga của cậu. Họ ở bên nhau suốt cả ngày hôm ấy. Đến chiều các anh khác bay về và khi mặt trời vừa lặn, họ lại trở thành người. Người anh cả nói:

 – Ngày mai các anh phải đi và một năm nữa mới quay trở lại đây. Nhưng các anh không thể để em ở lại đây được. Em có can đảm đi theo các anh không? Cánh tay anh đã từng ẵm em qua rừng, cánh của tất cả các anh chắp lại chẳng lẽ lại không đủ sức để chở em qua bên kia biển cả hay sao?

   Nàng út nói: – Vâng, các anh đem em đi với.

   Suốt đêm họ tết được một tấm lưới chắc chắn bằng cói và dây liễu. Li-dơ nằm ngủ trên tấm lưới ấy và, khi mặt trời vừa hiện ra, các anh nàng đã biến thành thiên nga, dùng mỏ kéo lưới bay lên mây, mang theo nàng em gái đang ngủ rất bình thản. Tia nắng rọi vào mắt nàng, một con thiên nga vội bay ngay lên phía trên, lấy bộ cánh rộng để che cho nàng ngủ. Khi Li-dơ tỉnh giấc thì họ đã bay rất xa khỏi đất liền. Bay cao trên mặt biển như thế, nàng cảm thấy đang sống một giấc mơ kì diệu.

   Bên cạnh nàng có một cành cây có quả và một bó rễ cây ăn được. Đó là hoàng tử út đã chăm lo đến việc ấy cho nàng. Nàng mỉm cười như để cảm ơn anh. Nàng nhận ra anh rất rõ, chính hoàng tử út lúc nãy đã bay trên lưới che nắng.

   Lúc này họ bay cao đến nỗi chiếc tàu đầu tiên mà họ trông thấy giống như một con chim hải âu đậu trên mặt nước. Đằng sau họ có một đám mây lớn tựa như trái núi, nàng nom thấy bóng nàng và các hoàng tử rọi vào đám mây. Chưa bao giờ nàng thấy cảnh đẹp như vậy. Nhưng mặt trời càng lên cao, mây càng xa đi thì bóng cũng biến theo.

   Họ bay suốt ngày không ngừng, như một mũi tên rít trong không gian. Nhưng họ bay chậm hơn thường ngày một chút vì còn phải khiêng cô em gái. Thời tiết bỗng xấu đi và trời đã sắp tối. Li-dơ lo lắng thấy vầng thái dương lặn xuống chân trời mà không hề thấy tảng đá nào nhô lên mặt biển. Nàng cảm thấy đàn thiên nga vỗ cánh mạnh hơn.

   Trời! Nàng thầm nghĩ, nếu các anh ta không bay kịp đến nơi! Chính là lỗi tại ta rồi. Khi mặt trời lặn, các anh sẽ biến thành người và sẽ rơi tõm xuống biển chết đuối mất. Tự đáy lòng nàng cầu khẩn xin Thượng Đế cứu giúp. Nhưng họ vẫn chưa nhìn thấy tảng đá. Mây đen kéo đến, gió thổi mạnh báo hiệu một con giống tố. Mây tụ thành một đám xám xịt như chì. Chớp lóe liên hồi.

   Mặt trời đã xuống tới mặt biển. Nàng Li-dơ cảm thấy trái tim tan vỡ. Có lúc đàn thiên nga chao xuống rất nhanh làm nàng tưởng như đang rơi xuống biển. Nhưng không, đàn thiên nga đã lượn lên. Mặt trời chìm một nửa xuống nước thì nàng thấy ngay hòn đảo bên dưới. Trông nó không lớn hơn một con hải cẩu đang thò đầu lên trên mặt nước.

   Mặt trời lặn nhanh, chỉ còn lại một dải sáng và mỏng ở phía chân trời khi nàng đặt chân lên tảng đá. Rồi ánh mặt trời vụt tắt như mảnh giấy cháy rụi.

   Mười một hoàng tử và Li-dơ chen chúc nhau trên tảng đá, chỉ vừa đủ chỗ cho họ đặt chân. Sóng biển cao, vượt qua cả đầu họ. Trời sáng lóe lên như rực cháy và sấm sét nổ ran không ngớt. Nhưng mười hai anh em cầm tay nhau và hát những bài kinh nguyện để lòng thêm can đảm

  Sáng ra, không khí trong sạch và mát mẻ. Mặt trời vừa ló lên, đàn thiên nga lại cùng nàng Li-dơ bay đi. Biển vẫn còn động. Từ trên cao nhìn xuống ngọn sóng xanh sẫm ngầu bọt họ cảm thấy như hàng triệu con thiên nga đang rập rờn trên mặt nước.

   Khi mặt trời lên cao hơn nữa, nàng Li-dơ nhìn ra phía trước thấy trong không gian một dải đất toàn là núi non với những tảng băng lóng lánh. Nàng trông thấy một tòa lâu đài vĩ đại có những hàng cột chồng chất lên nhau bao quanh. Phía sau là một khu rừng sồi và rất nhiều vườn hoa. Li-dơ hỏi các anh có phải đấy là nơi mà các anh định đến không, nhưng đàn thiên nga lắc đầu.

   Cảnh vật mà nàng trông thấy là tòa lâu đài tráng lệ, hình dáng luôn luôn thay đổi của bà tiên Morgan. Không một người nào có thể vào đấy được. Li-dơ mải ngắm phong cảnh tuyệt vời ấy, bỗng núi non, lâu đài, cây cối biến đi tất cả, và thay vào đó là hai mươi tòa nhà thờ hiên ngang, giống nhau như hệt, tòa nhà nào cũng có chòi cao và gác chuông tráng lệ.

   Li-dơ tưởng như nghe thấy tiếng đại phong cầm, nhưng đó chỉ là tiếng thì thầm của biển cả. Nàng đang bay sát vào các nhà thờ bỗng các công trình ấy biến ngay thành một đoàn thuyền vĩ đại căng buồm lướt sóng rất nhanh rồi biến mất.

   Những cảnh huyền ảo cứ như thế hiện ra suốt cuộc hành trình cho đến lúc họ nhìn thấy dải đất họ định bay tới. Nơi đó sừng sững những ngọn núi xanh lam cao ngất với những khu rừng đầy cây bá hương, những tòa lâu đài và nhiều thành phố. Trước khi mặt trời lặn rất lâu, Li-dơ đã được đặt xuống một tảng đá, ngay cửa một cái hang, nền đất phủ đầy dây leo như một tấm thảm tuyệt đẹp.

 – Đêm nay em ước sẽ mơ thấy gì? – Hoàng tử út vừa hỏi vừa chỉ cho cô em gái phòng ngủ của nàng.

 – Em cầu xin Thượng Đế cho em mơ thấy phép giải thoát cho các anh – Li-dơ đáp.

   Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Nàng cầu xin Thượng Đế cứu giúp nàng. Khi đã ngủ thiếp đi, nàng vẫn cầu nguyện. Nàng mơ thấy như lại bay qua trong không gian, tới lâu đài bà tiên Morgan và bà ta tiến đến trước mặt nàng, đẹp một cách lộng lẫy, giống hệt như bà tiên đã cho nàng mấy quả mận và kể chuyện đàn thiên nga đội mũ miện cho nàng nghe khi nàng đi tới khu rừng.

 – Các anh con có thể giải thoát được – Bà tiên nói – Nhưng liệu con có đủ can đảm và bền gan để cứu các anh con không? Nước còn mềm hơn đôi bàn tay thanh nhã của con, nhưng nước chảy đá cứng nhất cũng phải mòn. Có điều là nước sẽ không cảm thấy đau đớn như đôi bàn tay con sẽ phải chịu đựng. Nước không có tim nên không biết đau đớn như con. Con sẽ gặp nhiều nỗi gian nguy, con có thấy cành tầm ma ta cầm trong tay không? Quanh cái hang con đang ngủ, tầm ma mọc nhiều lắm. Nhưng chỉ có loài tầm ma này và loài tầm ma mọc ở nghĩa địa mới dùng được, con chớ nên quên điều đó. Con phải đi hái cây ấy về và con sẽ bị phồng tay lên, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân giẫm nát cây ra và sẽ được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga, và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng con phải nhớ rằng từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Dù phải dệt bao nhiêu năm con cũng không được nói. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ như một nhát dao đâm xuyên tim các anh con. Như vậy là tính mạng các anh con treo ở đầu lưỡi của con đó.

   Bà tiên đặt cành tầm ma vào tay nàng Li-dơ và bàn tay nàng đau như bị bỏng. Nàng bừng tỉnh. Trời đã sáng rõ, bên nàng là cành tầm ma nàng đã mơ thấy. Nàng quỳ xuống tạ ơn Thượng Đế và ra khỏi hang, bắt đầu làm việc để cứu các anh.

   Nàng hăm hở bẻ cây tầm ma, tay nàng cháy bỏng lên. Chẳng mấy lúc hai cánh tay nàng bị phồng cả lên. Nhưng nàng thản nhiên chịu đựng đau đớn, miễn là giải thoát cho các anh. Nàng lấy chân không giẫm nát cây tầm ma và bắt đầu dệt những chiếc áo xanh thẫm.

   Khi mặt trời bắt đầu lặn, các anh nàng trở về. Họ rất sợ hãi khi thấy nàng bị câm. Lúc đầu họ tưởng rằng đó lại là phép ma mới của mụ dì ghẻ độc ác, nhưng khi trông thấy hai bàn tay cô em, họ hiểu ngay rằng nàng đang làm việc cho họ. Người anh trẻ nhất òa lên khóc, nước mắt nhỏ xuống làm mất ngay những chỗ phồng da và Li-dơ không thấy đau đớn gì nữa.

   Nàng thức suốt đêm để dệt áo, nàng không muốn nghỉ ngơi trước khi giải thoát được cho các anh nàng. Cả ngày hôm sau nàng ngồi một mình trong lúc đàn thiên nga bay đi, nhưng nàng chẳng hề thấy ngày dài nữa, nàng dệt xong một cái áo và bắt đầu dệt sang tấm thứ hai.

   Bỗng có tiếng tù và của người đi săn vang lên trong núi. Tiếng tù và nghe càng gần, nàng càng lo sợ. Nàng chợt nghe thấy tiếng chó sủa, nàng hốt hoảng trốn vào trong hoang. Nàng quấn chiếc áo đã dệt thành một bọc và ngồi lên trên. Bỗng một con chó to chạy đến, theo sau cả đàn chó săn. Một lát sau, tất cả những người đi săn đã tụ tập ở cửa hang. Đây là một cuộc săn bắn của nhà vua trị vì xứ này. Nhà vua tiến thẳng về phía nàng Li-dơ. Chưa bao giờ ngài thấy một thiếu nữ xinh đẹp như thế. Ngài hỏi nàng:

 – Làm sao mà nàng lại tới chốn này, hỡi cô bé kiều diễm kia?

   Li-dơ chỉ lắc đầu, vì cần phải giữ miệng để cứu lấy tính mạng của các anh nàng. Cùng lúc ấy nàng giấu đôi tay xuống dưới vạt áo để nhà vua không nhìn thấy đôi tay bị phồng lên.

 – Nàng hãy đi theo ta – nhà vua phán – Nàng không thể ở đây được. Nếu nàng vừa đẹp người lại đẹp nết, nàng sẽ bận xiêm y may toàn bằng nhung lụa và ta sẽ ban cho nàng một chiếc mũ miện bằng vàng. Nàng sẽ ở lại trong cung điện.

   Rồi nhà vua đặt nàng lên yên ngựa. Nàng chắp đôi tay lại, khóc lóc, nhưng nhà vua khẽ bảo nàng:

 – Ta không muốn làm hại nàng đâu, một ngày kia nàng sẽ cảm ơn ta.

   Nói rồi nhà vua ôm nàng ngồi phía trước, phóng ngựa qua núi, cả đoàn người đi săn theo sau. Đến sẩm tối họ về đến kinh thành. Nhà vua đưa nàng Li-dơ vào cung.

   Trong những gian phòng rộng bằng đá hoa có những vòi nước chảy rất kỳ diệu, tường nhà treo đầy chân dung. Nhưng nàng chẳng chú ý đến vật gì cả, nàng chỉ than vãn, khóc lóc. Nàng lơ đãng, kệ cho các cung nữ mặc cho nàng những bộ quần áo lộng lẫy, đính ngọc trai vào mái tóc nàng và đeo găng vào đôi tay cháy xém của nàng. Phục sức như vậy nàng lại càng xinh đẹp bội phần đến nỗi cả triều đình phải cúi rạp trước sắc đẹp của nàng.

   Mặc cho vị giáo chủ lắc đầu phản đối và quả quyết rằng cô gái người rừng này hẳn là một mụ phù thủy, có đôi mắt đốt cháy và làm đảo điên trái tim của nhà vua, ngài vẫn tuyên bố rằng nàng là vị hôn thê của ngài. Một đại hội được tổ chức, các cô thiếu nữ diễm lệ nhất trong nước nhảy múa những bản vũ đẹp nhất. Nhưng trong ánh mắt và đôi môi của nàng Li-dơ không thấy hiện ra lấy một nụ cười và chỉ thấy vẻ đau đớn buồn phiền.

   Nhà vua mở cả một phòng ngủ dành cho nàng. Phòng được căng toàn thảm xanh biếc, loại rất quý, trông hệt như khung cảnh cái động trong đó nhà vua đã gặp nàng. Trên sàn nhà là bó cây tầm ma nàng dùng để dệt áo và trên trần nhà treo chiếc áo đã dệt xong. Một người trong đoàn đi săn thấy lạ đã mang các thứ đó về. Nhà vua nói:

 – Ở như thế này em sẽ có thể tưởng tượng như đang ở chốn cũ của em. Có cả những thứ em trìu mến hoặc thường dùng trước đây. Với những vật ấy, giữa cảnh xa hoa em vẫn có thể sống bằng trí tưởng tượng cuộc đời trước đây.

   Khi nàng Li-dơ nhìn thấy những thứ mà trái tim nàng tha thiết mong muốn thấy, môi nàng nở một nụ cười và da mặt lại hồng hào tươi tắn lên. Nàng nghĩ đến tính mạng của các anh và cúi xuống hôn tay nhà vua. Ngài ôm nàng vào ngực và truyền lệnh rung chuông nhà thờ liên hồi để báo tin ngài làm lễ thành hôn. Thế là cô gái câm trở thành hoàng hậu.

   Giáo chủ thầm thì vào tai nhà vua không biết bao nhiêu lời sàm tấu, nhưng những lời đó không lay chuyển nổi ý định của nhà vua và lễ cưới vẫn cứ bắt đầu. Giáo chủ phải đích thân đặt mũ miện lên đầu nàng Li-dơ. Lão ta độc ác, ấn sụp mũ miện xuống trán nàng, làm cho nàng bị đau ở đầu. Nhưng nàng vẫn cứ trơ ra, không còn thấy đau đớn về thể xác nữa, tim nàng còn đau hơn thế vì chưa giải thoát được các anh nàng.

   Nàng vẫn câm, vì chỉ một lời thôi cũng có thể giết chết các anh nàng. Nàng chỉ biết dùng đôi mắt để tỏ lòng biết ơn nhà vua nhân đức đã tìm hết cách để an ủi nàng. Càng ngày nàng càng yêu nhà vua và trong thâm tâm nàng cũng muốn gửi gắm nhà vua nỗi đau khổ của nàng, nhưng nàng không thể nói lên được. Đêm nào cũng vậy nàng lại vào trong gian phòng xinh xắn, trang hoàng hệt như hang đá cũ, và tiếp tục dệt hết chiếc áo này sang chiếc khác. Dệt đến chiếc thứ 7 thì hết sợi gai tầm ma.

Nàng biết rằng giống tầm ma chỉ mọc ở nghĩa địa thôi và phải đích thân nàng đi hái mới được.

 – Làm sao mà ra nghĩa địa được bây giờ? – Nàng nghĩ thầm – Ôi! Tay ta có đau đớn đến mấy cũng không thể so sánh với nỗi đau đang đè nặng tim ta! Ta muốn hy sinh tất cả cho các anh ta. Thượng Đế sẽ phù hộ cho ta.

   Run rẩy như đang làm một việc xấu xa, một đêm sáng trăng, nàng xuống vườn, đi theo con đường lớn, qua các phố vắng ngắt tới gần nghĩa địa. Ở đấy nàng thấy những mụ phù thủy già khọm và kinh tởm đang ngồi quây tròn trên nấm mồ lớn nhất. Chúng quẳng tất cả quần áo đi như sắp sửa tắm và dùng những ngón tay gầy guộc, dài ngoẵng để bới những ngôi mộ mới. Li-dơ phải đi ngang qua chỗ chúng và chúng quằm quặm nhìn nàng. Nhưng nàng vẫn lẩm nhẩm đọc kinh. Nàng hái ít cây tầm ma, rồi trở về cung vua.

   Chỉ có một người nom thấy nàng ra nghĩa địa. Đó là lão giáo chủ. Trong lúc mọi người đã ngủ, chỉ có lão còn thức. Lão cho rằng lão đã đoán rất đúng về những hành vi khả nghi của hoàng hậu. Theo lão, chính hoàng hậu là một mụ phù thủy đã mê hoặc nhà vua và toàn thể thần dân.

 Hôm sau, lão kể với đức vua chuyện xảy ra đêm trước. Nhưng trong lúc lão kể, những pho tượng quanh đó đều lắc đầu như muốn nói: “Nàng Li-dơ vô tội!” Lão giáo chủ lại xuyên tạc ngụ ý của những cái lắc đầu ấy và nói rằng các pho tượng đang kết tội hoàng hậu. Thế là hai giọt nước mắt lăn dài trên má nhà vua và ngài trở về cung, mang theo một mối nghi ngờ khinh khủng trong lòng. Đêm sau, ngài giả vờ ngủ và trông thấy nàng Li-dơ đi ra như vậy và lần nào nhà vua cũng theo dõi nàng cho đến khi nàng trở về cung.

   Càng ngày nhà vua càng trở nên lầm lì, nàng Li-dơ cũng không hiểu vì sao. Đó lại thêm một nỗi buồn cho nàng, nhưng mối lo âu lớn nhất vẫn là việc giải thoát cho các anh nàng. Những hạt lệ của nàng tuôn trên nệm gấm, chăn nhung của hoàng gia như những hạt kim cương lóng lánh, tuy thế ai thấy nàng cũng vẫn ganh tỵ về sắc đẹp của nàng.

   Công việc của nàng cũng đã gần xong. Nàng chỉ còn phải dệt một chiếc áo nữa thôi, nhưng sợi cây tầm ma lại hết. Nàng lại phải ra ngoài một lần nữa để hái vài nắm. Nghĩ đến việc đi đêm hôm và những mụ phù thủy ghê tởm, nàng rùng mình nhưng ý muốn của nàng không gì lay chuyển được và nàng cũng rất mực tin tưởng vào Thượng Đế. Nàng lại ra nghĩa địa. Nhà vua và giáo chủ theo gót nàng, họ thấy nàng đi vào cửa nghĩa địa rồi biến mất. Vào gần tới nơi họ mới nhìn thấy lũ phù thủy ngồi trên một ngôi mộ. Nhà vua chạy về, ngài đã tưởng tượng trong đám phù thủy ấy có con người mà tối tối ngài ấp đầu vào ngực.

 – Dân chúng sẽ xét xử

   Ngài phán quyết như vậy. Dân chúng kết tội hoàng hậu phải chết thiêu.

   Từ gian phòng huy hoàng, nàng bị dong đến ngục kín, gió rít qua những chấn song cửa sổ bằng sắt. Thay vào nhung lụa, người ta cho nàng bó tầm ma nàng đã hái về, để gối đầu. Những tấm áo thô, còn đầy gai, dệt bằng sợi tầm ma, được trải làm giường nằm. Gai đâm vào người nàng bỏng ran, nhưng nàng lại lấy làm thích thú. Nàng lại bắt tay ngay vào việc và tạ ơn Thượng Đế. Ngoài phố, trẻ con hát những bài hát nguyền rủa nàng. Chẳng có ai an ủi nàng lấy một câu. Chiều đến một con thiên nga bay đến đậu vào cửa sổ.

   Đó là hoàng tử út đã tìm thấy tung tích của nàng. Nàng thấy sung sướng vô cùng, mặc dù nàng biết rằng mai sẽ là đêm cuối của đời nàng. Chả là công việc của nàng đã gần xong và các anh nàng cũng không xa nàng mấy. Giáo chủ đến để làm phép rửa tội cho nàng, nhà vua đã lệnh cho lão làm việc ấy. Li-dơ lắc đầu và làm hiệu bảo lão hãy để cho nàng yên. Ngay đêm ấy nàng phải hoàn thành công việc của nàng, nếu không bao nhiêu đau buồn, nước mắt và bao đêm mất ngủ cũng trở thành vô ích. Giáo chủ vừa đi ra vừa càu nhàu, nhưng nàng biết mình vô tội.

   Đàn chuột nhắt lon ton trên sàn nhà và gỡ sợi tầm ma giúp nàng. Một con họa mi đậu trên cửa sổ hót suốt đêm để khuyến khích nàng.

   Trước khi mặt trời mọc mười một hoàng tử anh nàng vào cung xin được yết kiến nhà vua. Người ta bảo họ rằng không được, vì trời chưa sáng và không thể đánh thức nhà vua dậy lúc này được. Các hoàng tử van nài chán rồi dọa dẫm. Đội cấm binh kéo đến, nhà vua cũng thân chinh ra hỏi tại sao lại làm ầm ĩ lên như vậy. Vừa lúc ấy mặt trời ló lên, các hoàng tử chẳng còn đấy nữa, người ta chỉ thấy mười một con thiên nga đội mũ miện vàng đang bay lượn trên hoàng cung.

   Nhân dân kéo đến ngoài cổng thành để xem thiêu mụ phù thủy. Người ra đã bắt nàng Li-dơ mặc áo vải thô. Bộ tóc dài xõa xuống khuôn mặt xinh đẹp của nàng, đôi má nàng tái nhợt như da người chết, đôi môi nàng như cầu nguyện trong lúc đôi tay vẫn tiếp tục may vá. Ngay trên đường đi đến chỗ chết thiêu, nàng vẫn không ngừng may áo vì nàng đã dệt và may xong mười chiếc, chỉ còn chiếc thứ mười một nữa, nên nàng ráng hết sức may cho xong trước giờ chết thiêu.

 – Kìa, trông mụ phù thủy kìa! Nhìn xem nó đang lẩm nhẩm cái gì trong mồm kia! Nó chẳng có lấy một cuốn thánh kinh trong tay! Phải xé tan làm muôn mảnh cái bọc quái quỷ nó cặp kè bên mình kia!

   Mọi người xô đẩy nhau và sắp sửa giành lấy bọc áo, bỗng mười một con thiên nga bay tới. Chúng đậu xung quanh nàng và vỗ những bộ cánh dài và rộng. Đám đông kinh ngạc, lùi lại:

 – Đó là điềm trời đấy, chắc hẳn cô ta vô tội – Nhiều người thì thào.

   Đao phủ đã nắm lấy tay Li-dơ. Nàng vội vã tung mười một chiếc áo lên đàn thiên nga, chúng biến ngay thành mười một hoàng tử trẻ măng. Riêng hoàng tử út còn lại một cánh thiên nga thay cánh tay, vì một chiếc áo chưa may xong, còn thiếu một tay.

 – Giờ thì tôi đã nói được rồi! – Li-dơ reo lên – Tôi vô tội!

   Nhân dân thấy thế vội quỳ xuống trước mặt nàng như trước một nữ thánh. Nhưng nàng đã ngã lăn ra, ngất đi trong tay các anh nàng, vì làm việc nhiều, lo lắng nhiều và đau đớn nhiều, nàng đã kiệt sức.

 – Đúng thế, em chúng tôi vô tội! – Hoàng tử tuyên bố.

   Và hoàng tử kể lại đầu đuôi câu chuyện. Trong khi hoàng tử kể chuyện, một mùi hương tỏa ra như có hàng triệu đóa hoa hồng ở đâu đấy. Đó là những thanh củi trên giàn thiêu đã bén rễ mọc thành hoa lá.

   Lúc này, giàn thiêu đã biến thành một khóm hoa hồng, trên cùng là một đóa hồng bạch, lóng lánh như một ngôi sao. Nhà vua hái lấy bông hoa cài vào ngực Li-dơ, nàng tỉnh dậy, lòng đầy vui sướng và hạnh phúc. Bỗng nhiên, tất cả chuông nhà thờ không ai giật đều rung lên cả. Chim chóc kéo tới hàng đàn và trong cung vua mở một ngày hội lớn, chưa từng có từ trước tới nay.

8. Bà chúa tuyết

Bà Chúa Tuyết là một trong những truyện tương đối dài và đặc sắc, truyện này được chia thành bảy câu chuyện nhỏ: Chuyện thứ nhất: Tấm gương và những mảnh vỡ, Chuyện thứ hai: Hai em bé, Chuyện thứ ba: Vườn nhà bà có phép lạ, Chuyện thứ tư: Hoàng tử và công chúa, Chuyện thứ năm: Con gái quân cướp đường, Chuyện thứ sáu: Bà lão Lapôli và bà lão người Phần Lan, Chuyện thứ bảy: Việc xảy ra trong lâu đài Bà Chúa Tuyết.

101 Truyện Cổ Tích Andersen Hay và Ý Nghĩa Nhất

>>>>>Xem thêm: Sự tích hoa mười giờ

Qua tình tiết lũ quỷ chế tạo tấm gương kì lạ, truyện đã mô tả một xã hội, trong đó cái xấu, cái ác đang âm thầm phá đi triệt để những giá trị nhân bản của con người như tấm lòng và tình cảm. Thông qua câu chuyện này, Andersen đã đưa ra lời nhắn nhủ nhỏ nhẹ nhưng cương quyết và đanh thép đã gởi gắm vào trong nội dung: “Mọi người cần phải cảnh giác với lũ quỷ vì chúng đã sáng chế ra tấm gương kì lạ, làm cho mọi người bị mê hoặc và trở lại thành thú vật thảm thương”

Đọc thêm: https://sachhay24h.com/truyen-co-tich-ba-chua-tuyet-a1274.html

9. The red shoes

Câu chuyện về đôi giày đỏ như một “cơn ác mộng” mà cô bé tên Karen đã trải qua. Cô được mẹ nuôi tặng cho một đôi giày màu đỏ tuyệt đẹp và cô thích nó vô cùng. Tuy nhiên, sau một biến cố, đôi giày đã bị phù phép và khi mang nó vào chân Karen sẽ phải nhảy múa cho đến khi kiệt sức mà chết. Ngay cả khi cô khẩn cầu đao phủ cắt chân mình đi thì đôi giày vẫn tự nhảy múa mãi không thôi.

May thay, các thiên thần thương xót cô nên đã cứu cô khỏi sự đeo đuổi của đôi giày đỏ, Karen vỡ òa trong hạnh phúc. Nghe qua thì đây chỉ có vẻ là một câu chuyện kinh dị ám ảnh, nhưng khi suy rộng ra tầm nghệ thuật thì đó lại là một đặc sắc mà người lớn cũng phải gật gù.

10. Chim họa mi

“Chim họa mi” (tiếng Đan Mạch: “Nattergalen”) là một truyện thần kỳ của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen về một hoàng đế thích tiếng leng keng của một con chim giả có trang bị bộ máy phát ra tiếng kêu hơn là tiếng hót của con chim họa mi thật. Khi hoàng đế gần chết thì tiếng hót của chim họa mi đã phục hồi sức khỏe cho ông ta. Truyện này đã được hoan nghênh khi xuất bản ở Copenhagen năm 1843, và được cho là đã lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của tác giả đối với nữ ca sĩ opera Jenny Lind, một “chim họa mi Thụy Điển”. Truyện này đã được chuyển thể thành opera, múa Ba Lê, nhạc kịch, kịch truyền hình và phim hoạt hình.

11. Thiên thần

Thiên thần” (tiếng Đan Mạch: Engelen) là một câu chuyện cổ tích văn học của Hans Christian Andersen về một thiên thần và một đứa trẻ đã chết đi thu thập hoa để mang lên thiên đường. Khi câu chuyện bắt đầu, một đứa trẻ đã chết, và một thiên thần đang hộ tống đứa bé lên thiên đường. Họ đi lang thang trên mặt đất một quãng thời gian, đến thăm các nơi nổi tiếng. Trên đường đi họ thu thập hoa của từng vùng đất đã đi qua để trồng chúng trên các khu vườn của thiên đường. Thiên thần đưa đứa trẻ đến một khu vực nghèo nơi có một chậu hoa lily nằm trên một đống rác. Thiên sứ cứu vớt bông hoa và giải thích cho đứa bé đó rằng bông hoa đó đã cổ vũ một cậu bé bị tật trước khi cậu qua đời. Sau đó thiên thần tiết lộ rằng cậu bé đó chính là đứa trẻ, và cậu bé tiếp tục hành trình của mình.

Truyện cổ tích của Andersen mang phong cách đặc biệt, xen kẽ những yếu tố kì ảo là những lời phê phán cho một xã hội bất công, mang tính giai cấp sâu sắc. Truyện của ông không dành cho những kẻ chỉ muốn đọc, mà dành cho những kẻ phải nghĩ.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *